10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 204

Cụ già hẹn với Trương Lương, sáng sớm năm hôm sau trở lại chiếc cầu này để gặp nhau. Sau năm
hôm, cụ già cố ý đi sớm đến cầu, rồi lên giọng giận dữ, quở trách Trương Lương :

- Cùng hẹn với một cụ già, thế tại sao lại đến chậm ? Năm hôm sau trở lại đây một lần nữa !

Đúng năm hôm, Trương Lương thức giấc ngay từ lúc nửa đêm, đến cầu chờ đợi cụ già. Điều đó chứng
tỏ Trương Lương là người chịu đựng được sự thử thách. Cho nên thái độ chân thành cũng như tinh thần
ẩn nhẫn của Trương Lương đã làm cho cụ già cảm động, sẵn sàng tặng cho Trương Lương một vật quý
báu vô giá, đó là quyển “Thái công binh pháp”.

Cụ già này chính là một nhân vật huyền bí trong truyền thuyết : Hoàng Trạch Công, một cao sĩ quy ẩn
trong sơn động, được mọi người gọi là "Di Thượng Lão Nhân" (Cụ già trên cầu). Từ đó Trương
Lương ngày đêm lo nghiên cứu binh thư, tạo được một bước tiến bộ quan trọng trong quá trình đào tạo
cho mình trở thành rường cột của đất nước. Trong quá trình đó, sự gặp gỡ là bất ngờ, nhưng thiên tư thì
không thể xem nhẹ. Riêng lòng “thành khẩn", chịu “khắc khổ” là những yếu tố cần phải có.

Trong mười năm đọc sách và làm hiệp khách, khiến Trương Lương có cơ hội tiếp xúc với nhiều mặt
trong xã hội, và trở thành nguồn gốc để giúp ông hấp thu trí tuệ. Trong khi đó, nhân tình thế thái chuyển
biến khó lường mà ông nhận thấy được, lại giúp ông lĩnh hội một cách sâu sắc những ý nghĩa thâm sâu
trong quyển “Thái công binh pháp”. Trong mười năm đầy rẫy những biến động, bất ổn đó, thiên kiến
quý tộc cũ của ông, có khi còn che chắn tầm nhìn của ông. Nhưng một nhân vật sáng suốt trong giai cấp
thống tri, một khi thay da đổi thịt, từ trong doanh lũy cũ xông ra cuộc đời, thì đối với thế giới chung
quanh sẽ có sự nhận xét càng sáng tỏ, tư tưởng cũng được trui luyện càng sắc bén hơn.

Năm 210 trước công nguyên, lịch sử nước Tần lại xảy ra một sự kiện trọng đại : vị đế vương kiệt xuất
là Tần Thủy Hoàng bị bệnh và chết đột ngột. Tần Nhị Thế Hồ Hợi lên nối ngôi. Từ đó, việc triều
chính của nhà Tần đã tuột dốc một cách nhanh chóng. Bao nhiêu mâu thuẫn xã hội đầy phức tạp đã xuất
hiện cùng một lúc. Chỉ một năm sau, vào tháng bảy năm Tần Nhị Thế nguyên niên (209 trước công
nguyên), một cơn bão tố chánh trị đã ập xuống. Trần Thắng, Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa tại Thôn
Đại Trạch. Giữa trận bão táp cách mạng đó, đủ thứ nhân vật đã đua nhau xuất hiện trên vũ đài chính
trị. Trương Lương cũng dựa vào vũ đài xã hội rộng lớn đó để thi triển kỳ tài của mình.

Tháng giêng năm Tần Nhị Thế thứ hai (208 trước công nguyên), Cảnh Câu đã tự đứng lên xưng làm Sở
Vương tại Lưu Huyện. Trương Lương dẫn một số đông đến định xin gia nhập. Không ngờ đi mới nửa
đường thì gặp Bái Công Lưu Bang đang dẫn hằng nghìn người đánh chiếm Hạ Phi. Hai người gặp nhau
đã tỏ ra rất hợp ý nhau, nên Bái Công gọi Trương Lương là Cứu Tướng. Trương Lương thường lấy
"Thái Công Binh Pháp" để nói cho Lưu Bang nghe. Cứ mỗi lần nghe, Lưu Bang lĩnh hội ngay, và đã áp
dụng kế sách trong binh pháp một cách tha thiết. Trương Lương thấy vậy không khỏi khen rằng :

- Bái Công chừng như là một vị minh chúa trời sai xuống, và có một sự thông minh bẩm sinh !

Lần gặp gỡ này, có thể nói là một lần gặp gỡ đặc thù, quyết định cho sự thành công trong đời của
Trương Lương. Trong nước Trung Quốc cổ, mặc dầu có một câu nói nổi tiếng là : "Vua chọn bề tôi,
nhưng bề tôi cũng chọn vua". Tuy nhiên do phạm vi hoạt động của mọi người quá hạn hẹp, cũng như
tầm nhìn quá nông cạn, nên sự chọn lựa cũng bị giới hạn rất nhiều. Ở mức độ nào đó thì sự thành bại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.