Thái tử Cơ Phát nhìn thấy thế, trong lòng cảm thấy tức cười, bèn lặng lẽ đứng sau lưng lão ông quan
sát. Chợt đâu có một con cá bé nhảy lên khỏi mặt nước, ngậm lấy lưỡi câu. Lão già thò tay bắt lấy con
cá, ngắm nghía một lúc lâu. Thái tử Cơ Phát không khỏi kinh ngạc, vội vàng bước tới thi lễ, nói :
- Xin thi lễ trước lão ông !
Khương Tử Nha như không nghe thấy, tiếp tục nói lẩm nhẩm một mình :
- Câu câu câu ! Con lớn không đến con nhỏ đến ! Vậy già này sẽ trả ngươi về với dòng suối trong !
Dứt lời, lão ông thả con cá nhỏ vào dòng suối. Con cá quẫy đuôi rồi lội đi tuốt.
Thái từ Cơ Phát là người thông minh, nghe qua lời nói của Khương Tử Nha, biết ngay ngụ ý của lão
ông muốn nói gì. Cơ Phát đoán biết muốn mời được lão ông này, ngoài phụ vương của mình ra thì
không ai làm được cả. Do vậy, Thái từ Cơ Phát bèn lặng lẽ trở về doanh trại, đem mọi việc tâu lại cho
Văn Vương nghe.
Nghe xong, Văn Vương vội vàng đưa tay lên vỗ nhẹ vào ót của mình, nói :
- Ta nhất thời đã hồ đồ, suýt nữa đã để lỡ mất một vị đại hiền. Giờ đây ta phải đích thân đến đó mới
được.
Thế là, Châu Văn Vương lại tắm gội một lần nữa, thay áo sạch sẽ, rồi cùng Thái tử Cơ phát đi thẳng
vào phàm Cốc.
Sau khi vào Phàm Cốc, Châu Văn Vương nhìn thấy khắp nơi tùng bách xanh um, khói mây mờ ảo, suối
chảy róc rách, chim kêu vui tai, rõ ràng là một tiên cảnh, nên buột miệng than rằng :
- Núi sâu có cọp dữ, tiên cảnh có hiền tài. Ở đây đúng là một nơi có cảnh trí thật xinh đẹp.
Thái tử Cơ Phát dẫn Văn Vương đến nơi cụ già ngồi câu, chỉ thấy tảng đá trống trơn, còn người ngồi
câu thì không thấy nữa. Thái từ Cơ Phát nghĩ bụng : “Chả lẽ cụ già lánh mặt, không muốn gặp mình hay
sao”. Thái tử bèn quay sang Văn Vương, nói :
- Xin phụ thân hãy đứng đây chờ đợi, để con đi khắp nơi tìm kiếm.
Văn Vương ngăn lại, nói :
- Không thể lỗ mãng được ! Người ẩn cư bao giờ cũng thích sự thanh tịnh. Theo Võ Cát cho biết, cách
đây không quá năm dặm về phía Nam, có một sơn động dùng làm tịnh thất. Nơi đó chính là nơi nghỉ
ngơi của Khương ông. Chúng ta thong thả đi tìm vậy ?
Hai cha con lại tiếp tục đi theo đường núi, đến bên dưới bậc tam cấp của gian tịnh thất. Lúc bấy giờ
Văn Vương đã quá mệt, hơi thở dồn dập, mồ hôi chảy ướt cả áo, đôi chân không còn di chuyển nổi