10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 252

3. Bàn Về Mười Điều Thắng


Đối với Tào Tháo mà nói, thì Viên Thiệu ở phía Bắc là kẻ thù lớn nhất. Trước khi trận đánh tại Quan
Độ xảy ra, Tào Tháo luôn nghĩ đến việc xua quân chinh phạt Viên Thiệu, nhưng trong lòng vẫn lo lắng
binh lực của mình không đủ, nên về mặt tâm lý cảm thấy rất mâu thuẫn. Do vậy, Tào Tháo muốn nghe ý
kiến của những mưu sĩ dưới tay mình.

Trước tiên, Tào Tháo từng nói với Tuân Vực :

- Viên Thiệu là kẻ bất nghĩa, ta muốn cử binh chinh phạt hắn, nhưng thực lực của ta e không thể đối
địch nổi, vậy phải làm sao ?

Tuân Vực dùng đôi mắt của nhà mưu lược, từ các mặt "độ thắng", "mưu thắng", "võ thắng", "đức
thắng" để phân tích cho thấy Tào Tháo tất nhiên sẽ thắng Viên Thiệu. Qua những lời phân tích đó, làm
cho nỗi băn khoăn trong lòng Tào Tháo dược giải tỏa, và niềm tin sẽ thắng Viên Thiệu được củng cố
hơn.

Về sau, Tào Tháo lại hỏi ý kiến của Quách Gia như đã từng hỏi Tuân Vực. Quách Gia phân tích càng
sâu sắc hơn, nói:

- Giữa Lưu Bang và Hạng Võ, quân lực chênh lệch nhau rất nhiều, đó là việc ngài đã biết. Thế nhưng
Lưu Bang là người có trí mưu hơn Hạng Võ, cho nên cuối cùng Hạng Võ đã bị Lưu Bang đánh bại.

Quách Gia khuyên Tào Tháo nên noi gương cách dùng trí của Lưu Bang và nên học kinh nghiệm trong
lịch sử về cách đùng sức yếu để đánh thắng kẻ mạnh, nên vững tin cách dùng trí để thủ thắng.

Tiếp đó, Quách Gia lại phân tích tình trạng thực lực giữa Tào Tháo và Viên Thiệu, và nhận định :
“Thiệu có mười điều bại, còn ngài có mười điều thắng. Tuy binh mạnh, nhưng hắn không làm chi được
cả". Cũng tức là nói Viên Thiệu có mười điểm không bằng Tào Tháo, cho nên dù Viên Thiệu có binh
lực mạnh hơn, vẫn sẽ bị thất bại. Đối với Viên Thiệu mà nói, tức là hắn có mười điều bại, còn đối với
Tào Tháo mà nói, thì ông ta lại có mười điều thắng. Mười điều bại, mười điều thắng đó là:

Thứ nhất, là “đạo thắng". "Thiệu quá phiền tiết về mặt lễ nghi, còn ngài thì theo sự tự nhiên vốn có".
Đấy là nói những biện pháp ổn định xã hội của Tào Tháo rất hợp với quy luật tự nhiên. Còn Viên
Thiệu thì làm nhiễu loạn thiên hạ, khiến dân sống không yên. Đó là điều đã đắc thắng trước tiên về mặt
"đạo". Đó là nhìn chung về mặt tổng thể, là sự cân nhắc đánh giá về mặt hay dở giữa Tào Tháo và
Viên Thiệu. Quách Gia trước tiên đặt thiên tính của con người lên hàng đầu xếp nó vào mục thứ nhất
trong mười yếu tố để thủ thắng. Qua đó có thể nhận ra những kẻ sĩ thời bấy giờ, rất trọng thị vấn đề
thiên tính. Ở Trung Quốc, tư tưởng "thiên đạo tự nhiên”, bắt nguồn từ Đạo gia. Đến thời Đông Hán, nó
trở thành mệnh đề triết học của Vương Sung, nói rõ sự vận động của tự nhiên. Sự phát sinh, phát triển
của nó, là hoàn toàn tự nhiên, không có một thứ "lực" nào ở bên ngoài chi phối. Thiên tính của con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.