những người lưu vong, những người phạm tội. Do vậy, sự mâu thuẫn về giai cấp trong thống trị của họ
hết sức gay gắt. Đúng như Tào Tháo về sau đã nói : "Muốn cho bá tánh gần gụi mình, nhưng giáp binh
quá mạnh, thì làm sao họ gần gụi được?”
Trái lại, Tào Tháo đã mạnh dạn uốn nắn những tệ đoan nói trên, chú ý khống chế thế lực của các
cường hào và "trừng trị nặng tệ cường hào cướp đất”. Do vậy, Viên Thiệu lấy buông lỏng để trị buông
lỏng, trong khi Tào Tháo thì lại mạnh dạn uốn nắn những tệ đoan đó. Sự sáng suốt giữa hai người chỉ
qua đó cũng đủ thấy rõ. Điều đó, chính là điều mà Khúc Gia bảo là "trị thắng”.
Thứ tư là “độ thắng": Thiệu bề ngoài có vẻ phóng khoáng, nhưng nội tâm lại đa nghi, dùng người bao
giờ cũng nghi ngờ, cho nên chỉ biết dùng người thân cũng như bà con em cháu. Trái lại, ngài bề ngoài
giản dị dễ gần còn nội tâm thì luôn sáng suốt, dùng người không nghi, cứ có tài là dùng, không cần biết
là thân hay sơ. Viên Thiệu trong lịch sử, đúng là một thủ lãnh của một tập đoàn quân sự không biết
dùng người. Ông ta cũng là người không phân biệt được ai hiền ai ngu, là điển hình của một nhân vật
chỉ biết làm theo ý riêng của mình. Bề ngoài ông ta có vẻ rất phóng khoáng, rất đại lượng, nhưng trong
thực tế thì lòng dạ của ông ta lại rất hẹp hòi, khí độ rất bé nhỏ. Khi dùng người thì đa nghi, cho nên
hầu hết chỉ dùng những bà con thân thích, những em út của mình. Tào Tháo trái lại sáng suốt và hiểu
biết hơn, ai là người có tài thì ông trọng dụng. Về mặt khí độ ông hơn hằn Viên Thiệu.
Thứ năm là "mưu thắng": Viên Thiệu là người tiếp nhận nhiều mưu kế, nhưng lại không biết quyết
đoán, đó là chỗ dở, Tào Tháo trái lại khi nhận được những kế sách tốt, thì thi hành ngay, và luôn ứng
biến một cách linh động. Viên Thiệu cứ gặp việc gì thì luôn có thái độ do dự, thường để mất cơ hội
tốt. Còn Tào Tháo xử lý những việc lớn quả đoán, lại giỏi tùy cơ ứng biến. Cho nên về mặt mưu lược
và quyết sách, Tào Tháo hơn hẳn Viên Thiệu.
Thứ sáu là "đức thắng”: Thiệu cho gia tộc mình nhiều đời qua là một gia tộc có học thức, nên thường
đàm luận những vấn đề cao siêu để được tiếng khen. Những kẻ sĩ có tính thích nói suông, thích khoe
khoang, thường chạy theo Viên Thiệu. Tào Tháo trái lại, lấy lòng thành thực để cư xử với người,
không phô trương một cách rỗng tuếch, và luôn lấy sự cần kiệm để hướng dẫn người dưới quyền.
Nhưng đối với người có công, thì ông không bao giờ tỏ ra bủn xỉn. Những kẻ sĩ có lòng trung thành,
chính đáng, có tầm nhìn xa, có thực học, thường bằng lòng đến để được Tào Tháo dùng. Viên Thiệu
dựa vào sự cao quý của gia tộc, thường thích được tiếng khen, cho nên những người theo về với ông
ta, đều thích những danh vọng hão huyền, không có những bản lãnh thực tế. Tào Tháo trái lại, lấy nhân
nghĩa và sự thành tâm để đối đãi với người, còn bản thân thì nghiêm túc cần kiệm, giản dị. Khi tưởng
thưởng cho người có công, không bao giờ tỏ ra keo cú. Cho nên những người có tài năng và có tinh
thần thiết thực trong thiên hạ, đều bằng lòng đến phụ tá cho Tào Tháo. Đó là sự hơn hẳn Viên Thiệu về
mặt Đức.
Thứ bảy là "nhân thắng" : Thiệu nhìn thấy người cơ hàn, thì lộ sắc thương xót, nhưng nếu không thấy
thì không bao giờ nghĩ tới. Đó chính là lòng nhân của đàn bà. Tào Tháo trái lại, đối với việc nhỏ trước
mắt, nhiều khi bỏ qua, còn đối với việc lớn, thì luôn luôn nghĩ tới, và bao giờ cũng gia ân hơn hẳn
người ta mong đợi. Tuy không nhìn thấy, nhưng về mặt suy nghĩ lúc nào cũng chu đáo, không bao giờ
có sự thiếu sót cả". Tào Tháo chú ý phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế, ổn định xã hội, đem quyền
lợi đến cho người dân thường. Viên Thiệu thì trái lại, bỏ lỏng cho bọn cường hào, để chúng mặc tình
tham lam vơ vét, khiến người dân không sao sống nổi. Nhưng đối với những chuyện nhỏ nhặt, thì lại có