người, là thiên tính tự nhiên, phải phù hợp theo tự nhiên. Bản thân con người có cái lực cửa tự nhiên,
có cái lực của sinh mệnh, là vật tồn tại tự nhiên có năng động và hoàn toàn tự do. Mỗi người ai cũng
có bản tính thiên phú năng lực, và tình dục, v.v... Bản chất của con người là tự nhiên, là tự do. Do vậy,
không nên dùng "lễ nghi phiền tiết" để ràng buộc. Một khi tính cách của con người bị ràng buộc, thì sự
phát triển của thiên tính tất nhiên sẽ gặp trở ngại, khiến sức mạnh bản chất của con người không phát
huy được bình thường. Những phần tử trí thức trong thời đại phong kiến, hầu hết đều không thoát khỏi
sự cấm cố đó. Cuối đời Đông Hán, quần hùng nổi dậy, khiến cục diện Nho gia được độc tôn trước kia
bị chao đảo. Cho nên có một số người trí thức trọng thị hơn vấn đề nên theo thiên tính tự nhiên của con
người, theo ý chí tự do của con người, nên đối với những sự ràng buộc có thái độ phản đối. Họ mong
dựa vào đó để phát huy tác dụng năng động lên đến mức không thể tưởng tượng được. Tào Tháo và
Quách Gia là những phần tử trí thức thuộc loại này. Bảo là "thuận theo tự nhiên" chính là dựa theo quy
luật tự nhiên mà làm việc, để phát huy một cách đầy đủ bẩm tính nội tại của con người, không để cho
con người bị lễ giáo ràng buộc.
Thứ hai là “nghĩa thắng" : Thiệu đi ngược dòng, còn ngài thuận theo xu thế để chỉ huy thiên hạ". Viên
Thiệu hưng binh không có danh nghĩa, còn Tào Tháo rước Hán Hiến Đế về với mình, để lấy danh
nghĩa Hoàng đế mà ra lệnh cho thiên hạ. Cho nên Tào Tháo là người có danh chánh ngôn thuận, đấy là
"nghĩa” thắng hơn Viên Thiệu. Những năm cuối đời Đông Hán, quyền lực của Hoàng để bị suy sụp,
triều cương bại hoại. Hán Hiến Đế chẳng qua là một chiêu bài trong tay của những người quân phiệt
mà thôi. Tuy nhiên, nói cho cùng, Hoàng đế dầu sao cũng là người tượng trưng cho chính quyền tối cao
phong kiến, trên danh nghĩa vẫn là vị tối cao trong thiên hạ. Kể từ đời Xuân Thu Chiến Quốc trở đi,
những tay quyền thần, những tay gian hùng trong chính trị, có ý muốn xưng bá trong thiên hạ, đều biết
cách lấy danh nghĩa của Thiên tử, xem đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc tranh quyền đoạt lợi
của họ. Năm Kiến An nguyên niên (công nguyên 196), Tào Tháo đón Hán Hiến Đế và xây dựng đế đô
tại Hứa Xương. Từ đó, Tào Tháo thường lấy danh nghĩa của Thiên tử để hiệu triệu và ra lệnh một cách
đường hoàng, một cách danh chánh ngôn thuận, để chinh phạt những người khác chính kiến với mình,
về mặt chính trị, Tào Tháo nhờ đó đã nắm được quyền chủ động. Về sau, Gia Cát Lượng lúc còn ở tại
Long Trung, khi luận bàn về tình thế trong thiên hạ lúc bấy giờ cũng nói :
- Tào Tháo bắt ép Thiên tử để ra lệnh cho chư hầu, nên không thể tranh phong với ông ta.
Qua đó cho thấy, tấm chiêu bài Hán Hiến Đế, về mặt chính trị vẫn còn có một tác dụng nhất định.
Thứ ba là "trị thắng" : Cuối đời nhà Hán về mặt cai trị không còn nghiêm chỉnh là do quá buông lỏng.
Thiệu lấy sự buông lỏng để trị sự buông lỏng, nên không thể củng cố được việc cai trị. Ngài trái lại,
đã dùng sự cứng rắn, nghiêm chỉnh khiến cho từ trên tới dưới biết tự kiềm chế mình. Đời Đông Hán,
kể từ Hoàn, Linh trở đi, việc cai trị có nhiều khuyết điểm, làm cho chính lệnh quá lỏng lẻo, việc cai trị
quá buông lỏng để cho các cường hào và các đại tộc tha hồ cướp giật đất đai. Bản thân Viên Thiệu
xuất thân từ gia đình cao môn sĩ tộc. Ông cố của Viên Thiệu là Viên An, làm quan tới chức Tư Đồ,
“Từ An trở xuống, bốn đời giữ chức Tam Công. Do đó mà quyền thế nổi bật trong thiên hạ". Viên
Thiệu sống trong khu vực cai quản của mình, chẳng những không uốn nắn những tệ đoan xuất hiện trong
cuối đời nhà Hán, mà trái lại càng buông lỏng đối với những cường hào và những đại tộc, để mặc cho
họ hiếp đáp bá tánh. Cường hào muốn làm chi thì làm, thu gom nhiều đất đai, trong khi người dân thì
vừa nghèo vừa không có thế lực, nên lúc nào cũng phải nộp địa tô thậm chí còn phải bán vợ đợ con mà
chưa đủ tiền để nộp tô. Trong khi đó, những người trong các tộc lớn như Viên Thiệu, lại chiêu nạp