4. Dự Đoán Về Tôn Sách
Trong thời Tam Quốc, nước Ngô hùng cứ tại Giang Đông, thời gian lập quốc dài nhất. Cơ nghiệp của
nước Ngô là do người thiếu niên anh hùng Tôn Sách khai sáng.
Tôn Sách tự Bá Phù, là người Phú Xuân (nay là Phú Dương, tỉnh Triết Giang, thuộc Ngô Quận). Ông
sinh vào năm thứ tư niên hiệu Hy Bình thời Đông Hán (175 sau công nguyên), trong một gia đình đại
tộc nổi danh tại địa phương. Cha của Tôn Sách là Tôn Kiên, tự Văn Đài, trước kia từng làm Huyện
Lệnh. Sau khi bùng nổ cuộc đại khởi nghĩa Huỳnh Cân, Tôn Kiên đã chỉ huy "Thiếu niên trong thôn
ấp”, kết hợp với hơn một nghìn tráng đinh chiêu mộ được, theo Hữu Trung Lang Tướng là Chu Tuấn
trấn áp quân khởi nghĩa. Do có công trong tác chiến, nên được cất nhắc làm Biện Bộ Tư Mã. Về sau,
ông lại theo Xa Kỵ Tướng Quân là Trương Ôn đến Dương Châu, tiến công vào thế lực cát cứ tại địa
phương do Biên Chương và Hàn Toại cầm đầu. Sau khi trở về kinh được cử làm Nghị Lang.
Năm thứ tư niên hiệu Trung Bình đời vua Hán Linh Đế (công nguyên 187) Tôn Kiên được triều đình
ủy nhiệm làm Thái Thú Trường Sa. Ông đã lần lượt trấn áp các cuộc nông dân khởi nghĩa tại ba quận
Trường Sa, Đinh Lăng, Quế Dương, và được phong làm Ô Hoàn Hầu. Khi các chư hầu ở Quan Đông
cử binh thảo phạt Đổng Trác, Tôn Kiên cũng cử binh hưởng ứng và trên đường tiến quân đã tiêu diệt
những lực lượng không thuộc phe của mình. Nhờ đó, lực lượng của ông càng ngày càng to. Khi ông
đến Lỗ Dương (nay là Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam) thì có dịp hội kiến với Viên Thuật. Viên Thuật dâng biểu
tâu xin cử ông làm Phá Lỗ Tướng Quân, Thứ Sử Dự Châu. Năm thứ ba niên hiệu Sơ Bình đời vua Hán
Hiến Đế (năm 192), khi Viên Thuật và Lưu Biểu tranh giành Kinh Châu, thì Tôn Kiên đi làm tiên
phong và đánh bại liên tiếp Đại tướng Huỳnh Tổ của Lưu Biểu. Khi tiến lên bao vây Tương Dương,
ông bị binh sĩ của Huỳnh Tổ bắn tên giết chết.
Trong khi Tôn Kiên chết thì Tôn Sách đang ở tại Thọ Xuân (nay là Thọ Huyện, tỉnh An Huy), tuổi mới
vừa mười bảy, mười tám. Với độ tuổi thiếu niên anh tuấn đó, Tôn Sách thích kết nạp người hào hiệp
thông minh, và luôn nuôi chí phục thù cha. Tháng mười hai năm nguyên niên niên hiệu Hưng Bình đời
vua Hán Hiến Đế (công nguyên 194), ông đi Giang Đô (nay là Dương Châu, tỉnh Giang Tô) để thỉnh
giáo với Trương Hoành, một danh sĩ tại Giang Hoài, về tình thế trước mắt. Ông hỏi Trương Hoành :
- Hiện nay triều đình nhà Hán đang suy vi, thiên hạ đang nhiễu nhương, tiên phụ tôi đang cùng họ Viên
đánh bại Đổng Trác, công danh chưa toại thì lại bị Huỳnh Tổ sát hại. Sách tôi tuy còn nhỏ, nhưng chí
không nhỏ, muốn tìm đến Viên Dương Châu để xin lại số binh lính trước đây của cha tôi, rồi sẽ theo
cậu tôi tại Đơn Dương, thu thêm những người thất lạc hàng ngũ, để chiếm cứ Ngô Hội, báo thù rửa
hận, đồng thời cũng làm phên giậu cho triều đình. Vậy ngài thấy thế nào ?
Trương Hoành bèn nói rõ với Tôn Sách về tình hình hiện nay :
- Nay ngài muốn theo con đường của tiên phụ, để trở thành một vị võ tướng hữu danh, nếu đến Đơn
Dương và thu binh tại Ngô Hội, thì hai vùng Kinh Dương sẽ có thể hợp nhất, mối thù xưa có thể báo