được. Chiếm lấy vùng Trương Giang, phấn đấu để tạo uy tạo đức, diệt trừ bọn cát cứ xấu xa, khuông
phò Hán thất, thì công lao có thể sánh với Hoàn, Văn, chứ nào phải chỉ làm phên giậu thôi đâu ? Hiện
nay, đời loạn nhiều khó khăn, nếu mọi việc thành công, thì nên kết hợp cùng với những người đồng chí
hướng, lo xây dựng vùng đất phương Nam.
Tôn Sách tiếp nhận ý kiến của Trương Hoành, quyết định sẽ chiếm giữ vùng Giang Đông. Năm thứ ba
niên hiệu Hưng Bình (công nguyên 195) một bộ hạ cũ của Tôn Kiên là Chu Trị thấy Viên Thiệu là
người không có đức, cũng khuyên Tôn Sách nên lấy Giang Đông để xây dựng cơ nghiệp. Lúc bấy giờ,
người cậu của Tôn Sách là Ngô Cảnh tiến đánh Phàn Năng, Trương Anh, đã kéo dài hơn một năm mà
chưa thắng được. Tôn Sách thừa cơ bèn hiến kế với Viên Thuật :
- Nhà tôi có ơn cũ tại phía Đông, bằng lòng giúp cậu chinh phạt Hoành Giang. Một khi Hoành Giang
bị hạ, thì sẽ chiêu mộ binh sĩ tại nơi đó ít nhất cũng được ba vạn người, để giúp sứ quân ngài khuông
phò Hán thất.
Viên Thiệu đối với việc đó cảm thấy rất hứng thú bèn cử ông làm Chiết Xung Hiệu úy dẫn binh vượt
qua sông. Tôn Sách chỉ huy tướng sĩ cũ của cha mình đông chừng một nghìn người, trong đó có Trình
Tấn, Huỳnh Cái, Hàn Đương, Chu Trị, Lử Phạm, v.v... ngựa chừng mấy mươi con, kéo sang hướng
Đông. Những tân khách lúc ở Thọ Xuân như Tương Khâm, Châu Thái, Trân Võ, v.v... cũng dẫn mấy
trăm binh mã theo Sách vượt sông. Về sau, Châu Do cũng dẫn binh nghinh tiếp và trợ giúp cho tiền
bạc, lương thực. Khi đến Lịch Dương (nay là Hòa Huyện, tỉnh Giang Tô), thì binh lực của Tôn Sách
đã lên đến năm sáu nghìn người.
Sau khi Tôn Sách qua sông, chỉ trong vòng bốn năm ông đã liên tục chinh chiến, đánh Đông dẹp Bắc,
tiêu diệt toàn bộ thế lực cát cứ ở Giang Đông, mở mang sáu quận tại đây là Đơn Dương, Ngô Quận,
Cối Kê, Dự Chương, Lư Giang, Lư Lăng, xưng bá một cõi tại Giang Đông, để xây dựng sự nghiệp cho
mình thời gian khai quốc nhanh chóng của Tôn Sách, hơn hẳn Tào Tháo và Lưu Bị.
Thời thế tạo anh hùng, nhưng anh hùng cũng tạo thời thế. Tôn Sách sở dĩ thành công, điều trước tiên là
do quyết sách chiến lược đúng đắn. Vì "thời loạn chiếm giữ và khai thác vùng biên cương" là một
quyển sách cho thấy ông là người có tầm nhìn xa rộng và sự quả đoán hơn người. Kế đó, Tôn Sách còn
là người giỏi thu phục nhân tâm, "giỏi dùng người, nên kẻ sĩ ai ai cũng vui vẻ góp sức với ông cho đến
chết mới thôi". Hơn nữa, kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm minh, quân ông kéo tới đâu thì con gà
con chó, trái ớt cọng hành đều không xâm phạm, cho nên bá tánh ai ai cúng ủng hộ ông. Tất nhiên, một
yếu quan trọng khác nữa là Tôn Sách dụng binh "mạnh mẽ thần tốc” kéo tới đâu thắng tới đó, không ai
dám đương đầu. Vì đó chính là phẩm chất của một vị đại tướng có tài năng chỉ huy trác tuyệt của ông.
Kể từ ngày ông vượt sông Trường Giang cho tới nay, đánh đâu tháng đấy, ai nghe nói đến Tôn lang kéo
binh tới nơi, thì đều cuống vó bỏ chạy trước. Viên Thuật từng khen ngợi rằng :
- Nếu tôi có được một đứa con trai như Tôn Lang, thì dù có chết cũng không còn gì ân hận.
Một năm sau khi Tôn Sách vượt sông khai thác vùng Giang Đông, thì đất đai ngày một rộng, thế lực
ngày một to, được xem như đã đủ lông đủ cánh, nên muốn thoát ly khỏi Viên Thuật để tự lập. Ông nghe
Viên Thuật đang nuôi giấc mộng làm hoàng đế tại Thọ Xuân, bèn chụp lấy cơ hội đó cắt đứt quan hệ
với Viên Thuật. Tháng giêng năm thứ hai niên hiệu Kiến An (công nguyên 197), sau khi Viên Thuật