xưng đế, Tôn Sách liền áp dụng chính sách liên kết với Tào Tháo ở phương Bắc để chống lại Viên
Thuật. Tào Tháo liền dâng biểu phong cho Tôn Sách làm Kỵ Đô úy, kế thừa chức Ô Hoàn Hầu, kiêm
luôn chức Thái Thú Cối Kê. Về sau, Tào Tháo biết Tôn Sách đã bình định được vùng Giang Nam thì
lại rất lo lắng. Nhưng vì binh lực của Tào Tháo không đủ để tranh phong với Tôn Sách ở một vùng xa
xôi này, nên đành chỉ đưa mắt nhìn. Tôn Sách đánh nhau với thế lực cát cứ trong vùng rộng cả nghìn
dặm, và chiếm được trọn vẹn vùng Giang Đông. Tào Tháo tuy luôn luôn tìm cách lôi kéo Tôn Sách,
nhưng Tôn Sách thì không bao giờ bằng lòng chịu sự tiết chế của Tào Tháo.
Năm thứ năm niên hiệu Kiến An (công nguyên 200), trong khi Tào Tháo và Viên Thiệu giằng co tại
Quan Độ, hậu phương lỏng lẻo, Tôn Sách bèn chọn thời cơ này, thực hiện kế hoạch "đánh lén vào Hứa
Xương, để rước vua nhà Hán". Tôn Sách bố trí quân đội đâu vào đấy, tập kết tại bờ sông chờ đợi. Khi
tin tức này truyền đến doanh trại của Tào Tháo, tập đoàn các mưu sĩ của Tào Tháo đều “lấy làm lo
sợ”. Vì Tôn Sách là người dũng cảm thiện chiến, lại có mưu sĩ trứ danh là Châu Do trợ tá. Do vậy, đối
với Tào Tháo đây là một sự uy hiếp cực kỳ to lớn.
Nhưng, chỉ có Quách Gia là có ý kiến khác hơn mọi người. Ông cho rằng Tôn Sách là một thế lực
không đáng lo ngại. Ông đoán, hành động này của Tôn Sách khó mả thành công. Mọi người cảm thấy
khó hiểu đối với sự nhận định trên. Quách Gia bèn giải thích rồi suy đoán thêm :
- Tôn Sách vừa mới thôn tính Giang Đông, những người bị Tôn Sách giết đều là anh hùng hào kiệt cả.
Dưới tay của họ có rất nhiều môn khách và tướng sĩ sẵn sàng tìm cách trả thù cho chủ nhân của mình.
Trong khi đó, Tôn Sách lại rất xem thường, không chú ý phòng bị. Mặc dù dưới tay Tôn Sách có hằng
triệu binh mã, nhưng một khi ông ấy đi một mình trong chỗ hoang vắng, nếu có thích khách mai phục
đánh lén, thì Tôn Sách chỉ có thể dùng sức cá nhân của mình để đối phó mà thôi. Theo tôi thấy, con
người này chắc chắn sẽ chết dưới tay của một kẻ thất phu.
Mọi người nghe qua lời tiên đoán của Quách Gia, vẫn bán tín bán nghi. Họ tin lời phân tích trên của
Quách Gia là có lý, nhưng vẫn nghi ngờ Tôn Sách phải chăng "thực sự chết dưới tay của một kẻ thất
phu”. Nhưng không bao lâu sau, sự dự đoán chừng như khó tin ấy, lại được sự thật chứng minh là
đúng. Sử chép : "Sách đến Giang Đông chưa bao lâu, thì quả bị môn khách của Hứa Công giết chết".
Tất cả mọi người đều không tiếc lời khen ngợi sự tiên đoán của Quách Gia, và hết sức bái phục ông.
Thì ra, Hứa Công lúc giữ chức Thái Thú Ngô Quận, từng dâng biểu lên vua nhà Hán, kiến nghị “Triệu
Tôn Sách trở về Kinh Ấp", "nếu để ông hoạt động ở ngoài thì sẽ gây họa cho đời". Tôn Sách biết được
tin này hết sức giận dữ, bèn chỉ huy một toán quân tiến phía Nam, chiếm lấy Tiền Đường (nay là vùng
phụ cận Hàng Châu, tỉnh Triết Giang), để chận không cho Hứa Công liên minh được với Cối Kê
Vương là Lang, để chống cự với mình, rồi sau đó mới chuyển quân đánh lên phía Bắc. Chỉ trong một
trận là chiếm được Ngô Quận, bắt Hứa Công và ra lệnh cho binh sĩ lấy thừng thắt cổ giết chết.
Sau khi Hứa Công chết, có ba môn khách thường tìm cơ hội để trả thù cho chủ mình, nhưng họ chưa
gặp thời cơ thuận tiện.
Bình nhật, Tôn Sách rất thích đi săn bắn, thường dẫn theo một ít tùy tùng rồi đi vào rừng săn thú. Bộ
hạ của Tôn Sách thấy vậy thường khuyên ông đừng đi ra ngoài một cách liều lĩnh như vậy. Tôn Sách
dù thấy lời khuyên trên là có lý, nhưng vẫn không thể thay đổi tập quán vốn ưa thích của mình. Trong