"Tam Quốc Diễn Nghĩa" miêu tả việc này như sau : “Một hôm, Tôn Sách dẫn quân đi săn ở Tây Sơn,
thuộc vùng Đơn Đô. Ông đuổi theo một con nai to, nên đã thúc ngựa vượt lên núi. Trong khi đang truy
đuổi, thấy trong rừng cây có ba người cầm giáo mang cung đứng ở đấy. Tôn Sách gò cương ngựa hỏi:
"Các người là ai ?". Đáp : "Chúng tôi là quân sĩ của Hàn Đương đang bán nai ở đây”. Trong khi Sách
định thúc ngựa bỏ đi, thì một người cầm giáo nhắm đâm vào đùi của Sách. Sách cả kinh, vội vàng lấy
gươm rồi thúc ngựa xông tới chém. Nhưng lưỡi gươm gãy và rơi xuống đất, chỉ còn cán gươm cầm
trong tay. Một người nữa cầm cung lấp tên bắn trúng gò má của Sách. Sách nhổ mũi tên trên gò má, rồi
lấy cung lắp tên bắn trả lại người đó. Đối phương trúng tên ngã xuống chết tại chỗ. Hai người còn lại
bèn cầm giáo đâm Sách túi bụi và la to “Bọn ta đây là gia khách của Hứa Công, đặc biệt tìm tới nơi
này để trả thù cho chủ nhân !". Sách không còn vũ khí gì khác, phải lấy cây cung để chống trả, vừa
chống vừa bỏ chạy. Hai người kia đuổi theo không tha. Sách bị trúng mấy mũi giáo, con ngựa cũng bị
thương. Giữa lúc nguy cấp, thì Trình Tấn dẫn mấy người tới nơi. Sách la to : "Giết giặc ?". Trình Tấn
dẫn đám đông xông lên, dùng loạn đao bầm nát những gia khách của Hứa Công thành một đống thịt
vụn. Khi họ quay lại xem Tôn Sách, thấy ông máu chảy đỏ mặt, bị thương rất nặng. Họ liền cắt vạt án
dài để rịt vết thương, rồi cứu Tôn Sách về Đô Hội để dưỡng bệnh”.
Ngay đêm đó, Tôn Sách vì bị thương quá nặng nên đã chết. Năm chết ông mới hai mươi sáu tuổi.
Người em là Tôn Quyền lên thay thế chỉ huy toàn bộ binh mã.
Cái chết của Tôn Sách được Quách Gia đoán trúng. Ông ta chết lúc sắp sửa tấn công Hứa Đô, đó âu
cũng là ngẫu nhiên thôi. Do vậy, Bùi Tùng khi chú thích "Tam Quốc Chí" có nói : "Gia biết Tôn Sách
có tính khinh nhờn, nên chắc chắn sẽ chết dưới tay của một kẻ thất phu, và mọi việc xảy ra đúng như
Quách Gia đã tiên liệu. Nhưng đó cũng chưa phải là người thượng trí, vì chưa đoán được Tôn Sách sẽ
chết vào năm nào. Nay Tôn Sách chết đúng vào năm chuẩn bị đánh Hứa Đô, đó chỉ là một sự trùng
hợp ngẫu nhiên". Nhưng ông ấy có thể đoán biết Tôn Sách "chắc chắn sẽ chết dưới tay của một kẻ thất
phu, chứng tỏ ông đối với các tập đoàn chính trị, quân sự, đều hiểu rất sâu. Đối với động hướng của
họ, ông hiểu rõ từng chi tiết. Đối với những nhân vật chủ chốt có tính tình ra sao, ông cũng hiểu rất cặn
kẽ. Là một nhà mưu lược kiệt xuất, Quách Gia tuy suốt ngày phải bận rộn với chuyện quân vụ trong
doanh trại của Tào Tháo, nhưng đối với sở trường sở đoản, mâu thuẫn nội bộ, xu thế phát triển của các
thế lực ở Giang Đông dưới sự thống trị của Tôn Sách, thì ông hiểu rõ mồn một. Điều đáng quý hơn, ấy
là ông còn có tài năng rất cao để khái quát, phân tích và suy đoán những tài liệu phong phú có sẵn
trong tay của mình, nên mới có thể dự kiến một cách chính xác, mà người thông thường không làm sao
tưởng tượng nổi.