cho ông ấy ra đi.
Quách Gia còn dẫn một câu cổ ngữ : "một ngày thả địch, hậu hoạn muôn đời” để làm bằng chứng. Tào
Tháo nghe qua cảm thấy rất hối hận, bèn sai Hứa Chứ cưỡi ngựa đuổi theo. Nhưng, Lưu Bị như cá đã
vào biển, như chim đã bay vào trời xanh, một ra đi không bao giờ trở lại. Tào Tháo rất hối hận vì đã
không nghe lời nói của Quách Gia. Giờ đây, Lưu Bị đã công khai phản lại, tất nhiên Tào Tháo không
thể xem thường được.
Nhưng các tướng lãnh dưới trướng của Tào Tháo cảm thấy rất khó hiểu, nên nói với Tào Tháo :
- Người tranh thiên hạ với ngài chủ yếu là Viên Thiệu. Hiện nay Viên Thiệu đang xua quân tiến đánh,
vậy tại sao ngài lại buông bỏ Viên Thiệu không đánh, mà lại đông chinh để đánh Lưu Bị ? Vạn nhất
Viên Thiệu thừa cơ sau lưng mình trống rỗng, đánh vào thì phải đối phó ra sao ?
Tào Tháo giải thích:
- Lưu Bị là một ánh kiệt trong quần hùng, nay nếu không trừ, tất sẽ có hậu hoạn.
Trong thời điểm căng thẳng đó, Quách Gia đã tán thành ý kiến của Tào Tháo. Ông nói:
- Viên Thiệu là người có tính chậm chạp, cho dù có tiến đánh cũng không thể nhanh chóng. Trong khi
đó Lưu Bị mới cử binh không bao lâu, nhân tâm chưa quy phục, lực lượng chưa to, phải đánh thực
nhanh chóng thì có thể đánh bại được ông ta. Đây là một cơ hội sinh tử tồn vong, tuyệt đối không thể
để mất.
Tào Tháo hạ quyết tâm, chính mình chỉ huy tinh binh đi bất kể ngày đêm tiến về phía đông, nhanh
chóng đánh chiếm được Bành Thành, Hạ Phi, bức hàng Quan Vũ. Toàn quân của Lưu Bị bị đánh tan rã,
vợ con bị bắt sống. Bản thân Lưu Bị phải bỏ chạy đến Hà Bắc để nương nhờ vào Viên Thiệu.
Việc kéo quân đông chinh để đánh Lưu Bị, có thể nói là khúc nhạc mở đầu cho trận đại chiến Quan
Độ. Đối với Tào Tháo mà nói, trận đánh nhau với Viên Thiệu sẽ bùng nổ nay mai, vậy nếu không
nhanh chóng dập tắt thế lực phản loạn của Lưu Bị, để nó từ một tia lửa nhỏ bừng cháy rộng ra khắp
mọi nơi, thì Tào Tháo sẽ lâm vào khốn cảnh là hai mặt đều thụ địch. Vậy, trước khi trận đại chiến
bùng nổ, cần phải tiêu diệt kẻ thù thứ yếu để củng cố hậu phương, đó là một hành động hết sức sáng
suốt. Tào Tháo có quyết sách như vậy là hoàn toàn chính xác. Nhưng ý kiến của các tướng lãnh không
phải hoàn toàn không có lý. Vì đối với Viên Thiệu mà nói, một khi Lưu Bị khởi binh đánh Tào Tháo,
thì đúng là thời cơ tuyệt hảo để cho Viên Thiệu tấn công quân Tào. Cho nên, sự lo ngại của các tướng
lãnh cũng là một vấn đề quan trọng.
Khi thấy các tướng lãnh tỏ ý phản đối, thì ngay cả Tào Tháo cũng tỏ ra do dự, chưa dám quyết định
dứt khoát. Ông bèn hỏi ý kiến Quách Gia. Sau khi nghe qua lời phân tích của Quách Gia, thì bao nhiêu
nỗi lo ngại trong lòng ông đều bay đi tất cả. Quách Gia đã phân tích tình hình của Viên Thiệu và Lưu
Bị, cho thấy nếu Tào Tháo đông chinh, Viên Thiệu có thể vẫn ngồi yên để xem thành bại, chứ không
tức khắc tiến binh (về sau sự thực đã chứng minh là đúng). Được vậy tất nhiên là tốt. Nhưng, nếu vạn
nhất Viên Thiệu có xuất binh, thì “tốc độ tiến quân cũng không nhanh", do Viên Thiệu có "tính chậm