10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 263

chạp và đa nghi". Như vậy, sẽ cho Tào Tháo một khoảng thời gian quý giá có thể lợi dụng được, mặc
dù nó rất ngắn ngủi. Then chốt là ở chỗ quân Tào trong khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi đó, có thể
nhanh chóng giành được thắng lợi trong cuộc dẹp loạn hay không ? Nếu việc đông chinh kéo dài thời
gian, khó đánh bại được Lưu Bị ngay, thì kế hoạch đông chinh không thể thực thi được. Mà điểm này
phải từ sự so sánh lực lượng giữa đôi bên mà quyết định. Riêng Quách Gia, đối với các mặt binh lực,
sức chiến đấu, sĩ khí, dân tâm của đôi bên đã phán đoán nếu "đánh gấp thì sẽ thắng". Điều đó cũng
hoàn toàn phù hợp với quy luật cơ bản của quân sự học. Qua luận chứng của Quách Gia, khiến Tào
Tháo lập tức củng cố niềm tin của mình hơn, và đã giành được thành công.

Vê phía Viên Thiệu, trong khi Tào Tháo mở cuộc đông chinh thì mưu sĩ Điền Phong kiến nghị :

- Tào Tháo và Lưu Bị đang đánh nhau, chiến sự chắc là không thể giải quyết nhanh chóng được. Vậy
ngài nên cử binh tấn công vào hậu phương của Tào Tháo, thì chỉ đánh một trận thôi, là có thể giành
được thắng lợi.

Điền Phong tuy nhận xét lầm Tào Tháo không có cách nào đánh bại được Lưu Bị một cách nhanh
chóng, nhưng kiến nghị nên thừa lúc đối phương sơ hở mà tấn công của ông ta, lại chính là điều mà tập
đoàn Tào Tháo đang lo ngại nhất. Nhưng Viên Thiệu mượn cớ con mình bị bệnh, không tiếp nhận kiến
nghị của Điền Phong, mà vẫn tiếp tục án binh bất động. Điền Phong thấy vậy cất tiếng than : "Gặp cơ
hội nghìn năm một thuở mà lại lấy cớ hài nhi bị bệnh, bỏ mất thời cơ. Đại sự đã hỏng rồi, thực đáng
tiếc thay !”. Dứt lời, ông giậm chân thở dài rồi bỏ đi ra.

Qua câu chuyện trên, có thể nhận thấy Quách Gia đối với thời cơ đã nắm rất kịp thời. Nắm vững tình
huống diễn biến phức tạp của sự vật, cũng như những sự thay đổi bất ngờ có thể có của nó, rồi căn cứ
vào điều kiện cụ thể, không buông bỏ thời cơ, chính là trí tuệ cần có của các nhà mưu lược. Thời cơ
thường chỉ đến một lần rồi qua mất, không bao giờ trở lại. Mọi người vẫn thường nói "Bỏ qua dịp tốt,
tiếc rẻ nghìn đời" để cảnh báo mọi người nên kịp thời nắm lấy mọi diễn biến của sự vật, nắm lấy khâu
quan trọng nhất, và biết ứng biến tùy thời cơ. Tất cả những việc đó đều phải có đôi mắt sáng suốt. Khi
thời cơ vừa xuất hiện là đã nhận thấy ngay, chụp nó liền, quyết không để cho nó thoát đi. Về mặt này,
Quách Gia và Điền Phong rõ ràng là người đã có đôi mắt như vậy. Quách Gia bảo việc đông chinh
đánh Lưu Bị là "thời cơ sống chết, không thể bỏ qua". Điền Phong thì nói : "Thời cơ hiếm có lại để
mất đi. Đại sự đã hỏng rồi ". Mặc dù đôi bên đã nói trong trường hợp khác nhau, nhưng phản ánh họ
có cùng một ý nghĩa, thời cơ nghìn năm một thuở hết sức quý báu. Phải chăng có thể nắm được nó, là
một vấn đề cực kỳ trọng đại, có ảnh hưởng rất sâu xa.

Cố nhiên việc phát hiện thời cơ là một vấn đề quan trọng. Nhưng, cuối cùng phải chăng có thể nắm
được nó mới là điều đáng nói. Về mặt này, Quách Gia đã thành công, còn Điền Phong thì đã thất bại.
Nguyên nhân sâu xa của sự thành công và thất bại đó, vì họ đều là mưu sĩ, chỉ có quyền kiến nghị chứ
không có quyền định đoạt. Cả hai người đều phát hiện thời cơ, nói rõ phương pháp để nắm lấy thời cơ,
nhưng người định cuối cùng lại là Tào Tháo và Viên Thiệu. Kết cục, một người thì tiếp nhận, còn
người khác thì buông bỏ, cho nên mới dẫn tới kết quả hoàn toàn khác nhau.

Tất nhiên, mỗi sự vật đều có hướng đi khác nhau của nó, và trong quá trình vận hành đó, lại có nhiều
sự chuyển biến xảy ra. Như vậy, nó đề xuất cho mọi người nhiều khả năng để chọn lựa. Luôn nắm lấy
thời cơ, thì phải dự kiến cho được hướng đi cuối cùng của sự vật, gạt bỏ tất cả những khả năng khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.