10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 278

1. Năm Mươi Mới Xuống Núi


Tổ tiên của Lưu Cơ là Hào Môn đại tộc ở huyện Thanh Điền. Ông sơ của Lưu Cơ là Lưu Hào, học vấn
uyên bác, rất có mưu lược. Lưu Hào thường làm Hàn Lâm Chưởng Thư cho triều nhà Tống. Sau khi
triều nhà Tống bị diệt vong, người địa phương từng đứng lên tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa chống
Nguyên, nhưng đều bị thất bại. Những người sống sót trong cuộc khởi nghĩa này đã bỏ chạy tứ tán, tìm
nơi ẩn náu. Đối với cuộc khởi nghĩa trên, Lưu Hào tỏ ra rất đồng tình. Về sau, triều đình phái quan
viên mang theo danh sách những người khởi nghĩa còn sống để bắt giữ và tịch thâu tài sản. Người sứ
giả trên đường đi, ghé trọ tại nhà Lưu Hào. Ông bèn tìm hiểu tình hình rồi giả vờ ân cần tiếp đãi. Chờ
cho người sứ giả uống rượu say, bèn khóa cửa lại rồi phóng hỏa đốt cháy ngôi nhà. Thế là danh sách
tìm bắt những người khởi nghĩa bị cháy thành tro. Nhờ đó mà số người này tránh khỏi tai họa.

Lưu Cơ đã lớn lên trong một gia đình như thế, tất nhiên là được sự hun đúc rất tốt đẹp. Ngay từ
nhỏ, Lưu Cơ ham học, và đã đọc rất nhiều sách vở. Đối với sách của người xưa viết về thiên văn, địa
lý, cách dụng binh để đánh giặc, ông say mê đọc mãi không khi nào rời khỏi tay. Việc chú tâm nghiên
cứu sách vở mang đến nhiều lợi ích cho Lưu Cơ, chẳng những làm cho trí tuệ của ông được mở mang,
mà còn thúc đẩy ông tha thiết muốn lập chí lớn, muốn xây dựng sự nghiệp cho mình.

Năm mười bốn tuổi, ông đã là một thiếu niên rất tài hoa. Cha ông mời mấy ông thầy đến để dạy, nhưng
do những ông thầy này học vấn không cao, không thể thỏa mãn được những điều muốn học của Lưu Cơ,
nên họ phải từ chức. Cuối cùng, cha ông mời được một danh nho có tài học uyên bác ở vùng Giang
Nam, là Trịnh Phục Sơ đến dạy. Ông này cũng cảm thấy Lưu Cơ là một đứa trẻ khác hẳn những đứa trẻ
bình thường.

Một hôm, Trịnh Phục Sơ cùng các học sinh của mình đang tìm hiểu về việc Khổng Tử đã đi chu du liệt
quốc như thế nào, đã truyền đạo ra sao. Lưu Cơ bỗng đứng dậy, nói:

- Khổng Tử tuy là người có đạo đức cao, bản thân lại là người nước Lỗ, thế mà nước mình bị bại trận,
vẫn không tìm cách cứu vãn được. Học nhiều mà lại vô vi thì có phải là một thư sinh vô dụng hay
không ? Người đại trượng phu không nên như thế !

Trịnh Phục Sơ nghe qua không khỏi kinh hoàng thất sắc. Sau đó ông nói với người cha của Lưu Cơ :

- Đây không phải là một đứa bé bình thường đâu. Sau này chắc chắn nó sẽ trở thành rường cột của
quốc gia đấy !

Quả nhiên, đến năm thứ tư niên hiệu Chí Thuận triều nhà Nguyên (công nguyên 1333), với tuổi đời chỉ
mới hai mươi ba, mà Lưu Cơ đã đỗ tiến sĩ, áo gấm về làng, và được cử làm Huyện Thừa huyện Cao
An tại Giang Tây, cũng như được cử giữ chức Nho Học Phó Đề Cử tại Giang Triết.

Lưu Bá Ôn đã là một thiếu niên đắc chí, nên tha thiết muốn tận trung góp sức với triều đình nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.