vậy hiền sĩ hãy giúp trẫm tiêu diệt ông ta, cứu nguy cho thiên hạ. Vậy, hiền sĩ cảm thấy thế nào ?
Thái Công đáp :
- Nhà vua trước tiên phải tự tu dưỡng đức hạnh, biết chiêu hiền đãi sĩ, biết ban ân huệ cho nhân dân,
lấy đó thu phục nhân tâm, rồi bình tĩnh quan sát sự thay đổi của đạo trời và đạo người. Khi đạo trời
chưa có dấu hiệu thì không thể nói đến việc cử binh chinh phạt. Khi đạo người chưa xuất hiện sự loạn
lạc thì chưa thể sách hoạch việc hưng binh, cần chờ khi có thiên tai và nhân họa xuất hiện, thì mới có
thể sách hoạch việc chinh phạt. Hiện nay Trụ Vương triều nhà Thương tuy u mê bạo ngược, nhưng vẫn
chưa tới trình độ chỉ cần xô là ngã. Riêng về phía chúng ta thì lực lượng vẫn chưa đủ sức lật đổ triều
đình nhà Thương. Do vậy, tuyệt đối không thể nôn nóng, không thể hành động liều lĩnh được.
Văn Vương gật đầu cho là phải, rồi lại hỏi :
- Xin Thái Sư nói thêm phải làm sao để ban hành chính lệnh ?
Khương Thái Công đưa tay vuốt nhẹ hàm râu, nói :
- Việc ban hành chính lệnh phải được tiến hành từ trong sự cảm hóa âm thầm. Điều đó cũng giống như
sự chuyển biến của thời gian là rất âm thầm, không ai cảm thấy được. Nhà vua cần phải suy nghĩ thật
chín chắn tư tưởng "Vô vi nhi trị”. Cũng giống như trời và đất, không hề tuyên cáo quy luật của chính
mình, nhưng vạn vật đều sinh trưởng đúng theo quy luật đó. Thánh nhân cũng không cần thiết phải
tuyên cáo tư tưởng “vô vi nhi trị” của mình. Nhưng nó tự nhiên sẽ bộc lộ được thành tựu huy hoàng
của nó. Nên chính trị tốt đẹp nhất, chính là nền chính trị biết thuận theo lòng dân. Đề cao những ý thức
chính trị tốt đẹp để cảm hóa người dân, khiến người dân từ trong sự cảm hóa đó biết phục tùng chính
lệnh. Như vậy thì thiên hạ sẽ được yên ổn. Đó chính là "đức chính" (sự cai trị phù hợp với đạo đức)
của một thánh nhân.
- Đúng ! Đúng ! - Văn Vương buột miệng khen liên tiếp - Thế thì tại sao nhà vua lại để mất đi khả năng
khống chế đối với quốc gia ?
- Đó là do dùng người không đúng ? - Thái Công nói thẳng vào vấn đề - Nhà vua cần tuyển chọn những
người có đầy đủ sáu tiêu chuẩn, và phải nắm chắc ba sự kiện trọng đại, thì mới không dẫn tới tai họa
mất nước.
- Sáu điều tiêu chuẩn đó có nội dung ra sao? - Văn Vương vội vàng lên tiếng hỏi.
- Một là Nhân, hai là Nghĩa, ba là Trung, bốn là Tín, năm là Dũng, sáu là Trí - Thái Công đáp.
- Phải làm thế nào mới tuyển chọn được những người phù hợp với sáu tiêu chuẩn nói trên ?
- Tạo điều kiện cho họ trở thành giàu có, xem phải chăng họ có thái độ bất chấp lễ giáo và pháp luật.
Nếu không, thì đó là người Nhân. Ban cho họ địa vị, xem họ phải chăng trở thành kiêu ngạo. Nếu
không thì đó là người Nghĩa. Giao cho nhiệm vụ trọng đại, xem họ phải chăng có thể kiên quyết hoàn
thành mà không thay đổi ý chí. Nếu có thể, thì đó là người Trung. Giao cho họ xử lý vấn đề, xem họ