10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 326

Trong thành Bắc Kinh lúc bấy giờ, vì sau khi xảy ra nhiều cuộc tao loạn, nhân tâm đang hoang mang
nơm nớp lo sợ. Đứng trước tình hình căng thẳng đó, Phạm Văn Trình đã hiệp trợ với Đa Nhĩ Cổn để
ban bố hàng loạt những biện pháp ổn định nhân tâm.

Trước tiên, họ cử hành lễ phát tang ba ngày cho vua Sùng Trinh Hoàng đế và hoàng hậu, rồi bố cáo
với thiên hạ để “tranh thủ đại nghĩa”. Đồng thời, còn cử người bảo vệ lăng mộ của nhà Minh, và tuyên
bố :

- Các vương triều đại nhà Minh cũ, nếu tới quy thuận thì sẽ giữ nguyên chức tước.

Qua những biện pháp đó, khiến cho thành viên trong vương thất của triều nhà Minh cảm thấy có thể
tiếp nhận được sự thống trị của nhà Thanh. Do vậy, những người quyết liều chết để khôi phục tông thất
nhà Minh, cũng khó tìm được lý do nào để hiệu triệu người khác.

Kế đó, Đa Nhĩ Cổn còn ban chỉ dụ đến quan viên người Hán - các cấp trong thành - cứ tiếp tục giữ
nguyên các chức vụ và đi làm việc bình thường. Đồng thời, ông cũng đem đến một số quyền lợi nhất
định đối với những người này. Như về mặt chính trị, chẳng những quy định các quan viên đầu hàng sẽ
được thăng cấp hay đã chết thì sẽ được lập miếu thờ, người quy ẩn sẽ được mời ra trọng dụng. Đồng
thời, ông cũng ra lệnh cho các nha môn trong triều đình cũng như ở bên ngoài, khi dùng con dấu đều
nhất luận phải có chữ Mãn và chữ Hán song song, khiến các quan viên người Hán bề ngoài được bình
đẳng với quan viên người Mãn, tất cả đều có chức có quyền như nhau. Về mặt kinh tế, tất cả quan viên
đang làm việc, cũng như quan viên đang nghỉ hưu, những người đỗ cử nhân, nhưng người đỗ cống,
giám sinh, đều được giảm một phần sưu dịch nhất định. Đồng thời, giúp cho các địa chủ người Hán
phục hồi nghiệp cũ. Qua đó, mua chuộc được đại đa số những quan viên, thân sĩ người Hán tộc.

Để tiếp một bước lung lạc nhân tâm, Phạm Văn Trình còn dựa theo bộ sổ cũ để thu thuế. Cuối đời nhà
Minh, thuế khóa không ngớt tăng, và bắt nhân dân đóng nhiều khoản thuế khác nhau, danh mục phiền
toái khiến bá tánh gánh vác rất nặng nề. Khi nghĩa quân của nông dân nổi dậy tiến vào thành Bắc Kinh,
đã nổi lửa đốt toàn bộ sổ sách. Chỉ riêng sổ sách đời Vạn Lịch vẫn còn, và mức độ thu thuế thấp hơn
hiện tại. Do vậy, có người kiến nghị dựa vào sổ sách cũ để lập sổ sách mới, nhưng Phạm Văn Trình
kiên quyết không đồng ý. ông nói :

- Cho dù chúng ta thu thuế bằng với mức cũ đi nữa, e rằng bá tánh cũng khó đóng nổi, huống hồ chi lập
sổ mới để tăng cao hơn ?

Triều đình nhà Thanh đã tiếp nhận ý kiến của ông. Nhờ đó mà bá tánh giảm được gánh nặng về thuế
khóa, hòa hoãn được mối mâu thuẫn giữa triều đình và bá tánh. Ngoài ra, đối với những người neo
đơn, cô quả, thiếu ăn, thiếu mặc, Phạm Văn Trình cũng cho người lo việc cứu tế, giúp họ có một cuộc
sống tạm no đủ.

Những biện pháp nói trên đã thu được hiệu quả rất tốt, khiến quan dân cũ của triều nhà Minh trên từ
công khanh, quý tộc, đến bá tánh bình dân ở dưới, đều xóa bỏ được phần lớn tình cảm thù địch đối với
nhà Thanh. Qua đó, đã hóa giải được ý chí chống đối của họ, giúp cho đại cục được yên ổn trở lại.
Ảnh hưởng to lớn do những biện pháp trên tạo ra, khiến như Sử Khã Pháp, một danh tướng chống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.