Thanh đang đóng ở Dương Châu, trong một bức thư gởi cho Phúc Vương của Nam Minh, cũng phải
than rằng:
- Với việc thi hành nhân chính của triều đình Mãn Thanh như vậy, trong khi ta lại mất hết nhân tâm,
thần e rằng việc khôi phục lại giang sơn sẽ không còn hy vọng, ngay đến tìm một góc xó để an phận
cũng không thể được nữa!
Năm thứ hai niên hiệu Thuận Trị (1645), sau khi bình định được Giang Nam, Phạm Văn Trình vì muốn
đảm bảo việc cai trị được ổn định lâu dài, bèn kiến nghị mở khoa thi để lấy người có tài năng. Ông nói
:
- Việc trị thiên hạ có ở nhân tâm, trong khi đó thì kẻ sĩ chính là thành phần ưu tú của dân. Một khi kẻ sĩ
quy phục thì nhân dân cũng quy phục theo. Vậy nên mở lại các khoa thi hương, thi hội, để thu gom nhân
tài.
Triều đình nhà Thanh chấp nhận kiến nghị của Phạm Văn Trình, quy định cứ đến các năm Tý, Ngọ,
Mẹo, Dậu, thì các tỉnh mở khoa thi hương. Và đến các năm Thìn, Sửu, Mùi thì cử hành thi hội. Qua
biện pháp đó, giúp cho những phần tử trí thức đang cùng đường bí lối, có được cơ hội ngoi lên, nên họ
rất có cảm tình và rất ủng hộ, cho rằng vua nhà Thanh mới chính là một “vị chúa thánh minh". Với tâm
lý được ban cho ân đức, những người đó đã đóng góp nhiều sách lược hay cho triều đình nhà Thanh
trong việc trị quốc.
Tầng lớp trí thức cũng giống như linh hồn của một dân tộc. Nếu thái độ của họ chuyển biến, tất nhiên
làm cho thái độ của cả dân tộc dần dần chuyển biến theo. Khi lung lạc được nhân tâm của tầng lớp trí
thức, thì cũng có nghĩa là nắm được nhân tâm của cả dân tộc. Phạm Văn Trình với sự ưu đãi nhưng
phần tử trí thức, đã nắm được toàn thể nhân tâm. Từng nước cờ của ông đều là những nước cờ cao.
Quả thật không hổ danh là một nhà mưu lược có tầm nhìn siêu việt.