5. Hóa Hung Thành Cát
Tầng lớp thống trị của nhà Thanh trong giai đoạn đầu xây dựng sự nghiệp, đối với những kiến nghị và
những chủ trương tốt bao giờ cũng sẵn sàng tiếp nhận. Nhờ vậy mà hoài bão về chính trị của Phạm Văn
Trình mới có đất dụng võ, tài năng của ông cũng phát huy được hết mức. Nhưng, đi đôi với sự thống trị
ngày càng được củng cố, tập đoàn quyết sách tối cao của nhà Thanh bắt đầu tự phụ, cái gì cũng cho
mình là đúng, thậm chí còn thi hành những ngang ngược, hoàn toàn trái hẳn với quốc sách "ổn định bá
tánh” do Phạm Văn Trình cực lực đề ra trước đây.
Đối với “lệnh thế phát" (lệnh cạo đầu), thái độ của Phạm Văn Trình cũng khác với người nắm quyết
sách mà trong thực tế của triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ là Đa Nhĩ Cổn.
Sau khi nhà Thanh tiến vào làm chủ Trung Nguyên, đã yêu cầu các dân tộc phải để tóc và ăn mặc theo
kiểu truyền thống của dân tộc Mãn, tức đầu phải cạo phần trước trán, và số tóc còn lại thì đánh thành
bím rồi để đằng sau ót. Trong khi đàn ông người Hán tộc, từ bấy lâu nay vẫn để tóc dài và búi thành
búi tóc trên đỉnh đầu. Hơn nữa, các sĩ đại phu thường vẫn tôn trọng quan niệm “thân thể phu phát, thụ
chi phụ mẫu, bất khả hủy thương" (thân thể da tóc, nhận từ cha mẹ, không thề hủy hoại và làm tổn
thương), cho việc cạo tóc là điều tuyệt đối không thể làm được.
Thực ra, kiểu tóc chỉ là vấn đề tập tục trong xã hội, cạo hay không cạo chẳng phải là chuyện to tát chết
sống chi. Nếu áp dụng bằng phương thức thích hợp để hấp dẫn mọi người, thì rất có thể khiến mọi
người noi theo và dần dần trở thành phổ biến, trở thành thời thượng. Nhưng, nếu lấy đó để làm tiêu
chuẩn chính trị, nhất là trong một thời cơ chưa chín mùi, lại đem việc cạo đầu để làm thành tiêu chí
phải chăng là chịu thần phục, cưỡng bách chấp hành, thì kết quả sẽ trái ngược lại.
Thật ra, ngay từ lúc Mãn Thanh mới tiến vào quan ải, đã từng xuống lệnh cạo đầu thắt bím, khiến
"nhân dân hốt hoảng, bỏ trốn đi nơi khác hàng nghìn, hàng vạn người”. Vì lúc bấy giờ tình hình chưa
ổn định, Mãn Thanh chưa đứng vững chân, nên Đa Nhĩ Cổn bất đắc dĩ phải thu hồi mạng lệnh trên.
Nhờ đó, mới tránh được một sự xáo trộn to lớn trong xã hội.
Nhưng đến năm thứ hai niên hiệu Thuận Trị (1645), sau khi nhà Thanh đã ở vào thế ổn định được
trong cả nước. Đa Nhĩ Cổn lấy làm phấn khởi, cho rằng việc đoạt lấy thiên hạ là việc dễ dàng như trở
bàn tay, nên ông ta tha hồ muốn làm gì thì làm. Thêm vào đó, lại có một số quan viên người Hán tộc
muốn tỏ ra mình là người trung thành với triều đình Mãn Thanh, như Phùng Thuyên, Tôn Chi Hải và
một số người nữa đã chủ động cạo đầu thắt bím, nhằm tích cực hưởng ứng ý đồ của Đa Nhĩ Cổn. Họ
hăng hái ủng hộ việc tái ban lệnh cạo đầu thắt bím.
Sở dĩ có một số bộ phận quan viên người Hán nhiệt tình ủng hộ chủ trương “cạo đầu thắt bím" như thế,
là có nguyên nhân. Nghe đâu, sau khi nhà Thanh tiến vào quan ải, lúc hoàng đế lâm triều, các đại thần
người Mãn và các đại thần người Hán đầu hàng, chia thành hai toán riêng biệt đứng ở dưới cung điện.
Có một đại thần triều nhà Minh đầu hàng Mãn Thanh là Tôn Chi Hải, xuất thân tiến sĩ, muốn lấy lòng