10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 330

bệnh, lại làm việc quá mệt nhọc, vậy nên sớm nghỉ hưu tốt hơn", để tước đoạt quyền lực của Phạm Văn
Trình. Mấy tháng sau, quan tuần phủ Cam Túc là Huỳnh Đồ An dâng sớ xin từ quan để trở về phụng
dưỡng cha mẹ. Bộ chủ quản cho rằng đây là "mượn cớ để trốn tránh trách nhiệm, vậy phải cách chức”.
Phạm Văn Trình không đồng ý, đem việc này báo cho Vương Tế Nhĩ Cáp Lang là một vị phụ chính
khác, và có lời xin :

- Phụng dưỡng cha mẹ là cảm tình cao quý nhất, vậy không nên cách chức.
Đa Nhĩ Cổn thấy Phạm Văn Trình không bẩm báo chuyện này với mình, mà lại đi thỉnh thị với Tế Nhĩ
Cáp Lang, nên giận dữ. Lấy cớ “tự ý có quan hệ" với phụ chính vương Tế Nhĩ Cáp Lang, bắt Phạm
Văn Trình đưa sang pháp ty vấn tội. Nhưng chỉ mấy hôm sau thì thả ra.

Năm thứ năm niên hiệu Thuận Trị (648), Đa Nhĩ Cổn thắng thế trong cuộc đấu tranh nội bộ của vương
thất nhà Thanh, nên đã mượn cớ xóa bỏ tước vị Thân vương của Tế Nhĩ Cáp Lang, khiến từ trước tới
nay có hai vị thân vương phụ chính, thì nay chỉ có một mình Đa Nhĩ Cổn ôm hết đại quyền trong tay.
Xuất phát từ mục đích không thể nói với ai, Đa Nhĩ Cổn ra lệnh cho Đại học sĩ Cương Lâm sửa đổi
"Thanh Thái Tổ Thực Lục” và bảo Phạm Văn Trình phải tham gia công việc này. Phạm Văn Trình biết
đây là chuyện hệ trọng, không thể làm liều, nhưng lại không thể cãi lệnh, nên ông mượn cớ dưỡng
bệnh, đóng cửa không ra khỏi nhà. Tháng mười hai năm Thuận Trị thứ bày (1650), Đa Nhĩ Cổn bệnh
chết. Đầu năm sau hoàng đế Thuận Trị thứ (Phúc Lâm) bắt đầu đích thân điều hành việc triều chính.
Các đại thần bèn tố cáo Đa Nhĩ Cổn lúc sinh tiền đã “chuyên quyền", "tiếm vị", lại bảo Hoàng Thái
Cực theo thứ tự thì đáng lý không thể lên ngôi vua, tức việc lên ngôi vua của Hoàng Thái Cực là không
hợp lẽ. Vua Thuận Trị sau khi cho điều tra nắm rõ sự thật, đã tước bỏ tôn hiệu của mẹ và vợ Hoàng
Thái Cực, và phế bỏ việc thờ ông trong tôn miếu, tịch thu cả tài sản, giết hết bọn vây cánh. Cương Lâm
và những người có dính líu đến chuyện sửa đổi “Thanh Thái Tổ Thực Lục" đều bị xử tử. Đáng lý
Phạm Văn Trình cũng bị liên lụy, nhưng do ông không phải đồng đảng của họ và hầu như không có
tham gia thực sự vào việc sửa đổi trên, nên đã được xử nhẹ là cách chức. Nhưng chỉ ít lâu sau thì
được phục chức trở lại.

Phạm Văn Trình do biết giữ vững lập trường chính trị của minh, không tham dự vào bè phái riêng của
Đa Nhĩ Cổn một cách liều lĩnh, nhất là trong việc sửa đổi “Thanh Thái Tổ Thực Lục" chứng tỏ ông có
tầm nhìn xa rộng, đóng cửa giả bệnh không làm việc nên mới thoát khỏi tai vạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.