10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 332

thứ nhất tại đồn điền, thì đồn điền hoàn toàn giữ lại để tạo cơ sở tốt cho năm thứ hai. Nếu đồn điền thu
hoạch nhiều lương thực, thì có thể đưa số lương thực đã tích trữ lâu cho quân trú phòng đóng gần đấy
sử dụng, nhưng họ không được đòi hỏi quá nhiều. Từ năm thứ ba trở đi, khi việc thu hoạch lương thực
đã sung túc, thì do triều đình phái thuyền, xe, đến đồn điền vận chuyển đi cung cấp cho quân đội. Tuyệt
đối không được bắt người tại đồn điền, hoặc sử dụng trâu bò của đồn điền để làm công việc này, nhằm
đảm bảo cho người ở đồn điền không bị quấy rầy. Đồng thời, những điền hộ trong đồn điền được ghép
thành bảo giáp, để họ tự bảo vệ và giám sát lẫn nhau, ngăn chặn những hành vi gian dối, phi pháp. Các
quan viên làm việc ở đồn điền, nếu làm tròn trách nhiệm, thì ba năm được lên hai cấp, bổng lộc được
ngang bằng với các tướng giữ biên cương, để đền đáp lại công lao của họ. Trái lại, nếu không làm tròn
nhiệm vụ, thì đưa sang cho tuần án điều tra xử phạt. Nếu tuần án vì tình riêng mà bao che, thì sẽ bị tội
liên lụy.

Triều đình nhà Thanh đã thực thi chủ trương của Phạm Văn Trình về việc lập đồn điền, nên đã thu
được hiệu quả rất lý tưởng.

Việc xây dựng đồn điền chẳng những tăng thêm sự thu nhập cho triều đình, mà còn làm dịu đi nguy cơ
kinh tế vốn đang gay gắt, tăng cường sức mạnh của quốc gia, hấp thu lưu dân trở về với ruộng đất. Tất
cả những điều đó, đối với việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống của bá
tánh, có một tác dụng không thể đánh giá thấp.

Tháng mười một cùng năm. Phạm Văn Trình cho rằng thời cơ đã chín muồi, bèn tập trung tất cả những
bản tấu chương phản đối lệnh cạo đầu thắt bím của Đa Nhĩ Cổn, cũng như việc ông này cách chức các
quan viên đã tố cáo bọn Phùng Thuyên trình hết lên cho hoàng đế Thuận Trị xem. Vua Thuận Trị xem
qua, nói :

- Các đại thần tố cáo như vầy là hoàn toàn đúng, thế tại sao lại bãi quan họ ?

Phạm Văn Trình đáp:

- Họ đều là những người trung thành với nhà vua, quyết tâm báo quốc, dám liều chết để tố cáo các nịnh
thần, thế mà không ngờ lại bị gán cho những tội danh không đâu. Vậy xin hoàng thượng nên thương yêu
họ nhiều hơn, vì họ đều là những trung thần không chịu dua nịnh.

Hoàng đế Thuận Trị bèn xuống lệnh cho Lại Bộ phục chức tất cả những quan viên đã bị bãi quan trước
đây. Nhờ đó mà đã xóa được những oan án lớn.

Năm thứ mười niên hiệu Thuận Trị (1653), Phạm Văn Trình nhằm vào chế độ sử dụng người của triều
đình trong một thời gian dài đã qua, thường tỏ ra trọng người Mãn mà khinh người Hán, cũng như chỉ
dùng người thân để kết bè kết cánh cùng các đồng liêu viết sớ tâu lên nhà vua, xin nhà vua xuống sắc
lệnh cho các đại thần ở các bộ, các huyện từ tam phẩm trở lên, được phép tự mình tiến cử những nhân
tài mà mình quen biết, bất luận họ là người Mãn hay người Hán, bất luận họ đang làm quan to hay nhỏ,
đã làm quan lâu hay mới làm quan, không phân biệt người thân hay sơ, chỉ cần có tài là nên mạnh dạn
tiến cử. Một vị quan có thể tiến cử mấy người, cũng như mấy người có thể tiến cử cho một vị quan.
Sau đó, tập hợp danh sách của họ lại để tại ngự tiền để tiện theo dõi, quan sát nghị luận và hành động
của họ, để tìm hiểu kỹ thêm, rồi khi cần đến sẽ tuyển dụng. Đối với người được tiến cử nếu làm tròn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.