10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 333

trách nhiệm, lập được thành tích dù lớn hay nhỏ, người tiến cử cũng được thưởng như người được tiến
cử. Trái lại, nếu người tiến cử không làm tròn trách nhiệm, hoặc có lỗi lầm to hay nhỏ, thì người tiến
cử cũng bị xử phạt. Hoàng đế Thuận Trị đã chấp nhận kiến nghị trên.

Kiến nghị này chẳng những làm cho chế độ dùng người từ chỗ chỉ biết dùng người thân, chuyển sang
trọng dụng nhân tài. Ngoài ra, còn thể hiện người tiến cử nhân tài bất luận là người Mãn hay người
Hán cũng đều xem như nhau, khiến quan viên người Hán tộc trong việc tiến cử nhân tài, cũng được
hưởng những quyền lợi ngang như người Mãn tộc. Từ đó, xóa bỏ được sự kỳ thị đối với quan viên
người Hán tộc từ trước tới nay, xóa bỏ được tự ti mặc cảm của người Hán tộc, để họ cùng được triều
đình tín nhiệm và trọng dụng như người Mãn tộc. Nhờ đó, các quan viên người Hán tộc vui lòng làm
hết sức mình cho triều đình. Hồng Thừa Trù là một trong những người Hán tộc được trọng dụng là một
bằng cớ.

Trong năm đó, hoàng đế Thuận Trị cử Hồng Thừa Trù đi kinh lược Giang Nam, và đã chỉ thị: “Đối
với việc cần phủ dụ hay cần trấn áp, cũng như sự phân phát tiền bạc và lương thực cho quân đội, đều
phải nghe theo lệnh của Hồng Thừa Trù, "Hai Bộ Lại và Bộ Binh không được can dự vào !". Do vậy
mà Hồng Thừa Trù theo quân đội xuống phía Nam, đã gánh vác trọng trách, hoàn thành sứ mạng trong
việc tấn công chiếm thành cũng như dụ hàng đối phương. Ông từng phái người đến Mân để đón bà mẹ
già. Khi bà mẹ đến, nhìn thấy Hông Thừa Trù thì cả giận, dùng gậy đánh ông, mắng rằng :

- Nhà ngươi đón ta tới đây, có phải để ta làm một lão nô tỳ dưới cờ của ngươi không ? Ta đánh chết
nhà ngươi là để trừ một cái hại cho thiên hạ!

Sau đó, bà đã mua thuyền đi trở về Phúc Kiến. Nhưng, Hồng Thừa Trù vì báo đáp ơn tri ngộ của triều
nhà Thanh, vẫn không thay đổi ý định, một mực lo làm việc như thường cho đến khi đôi mắt gần như
bị. mù, mà vẫn chưa nghĩ, cho dù cả đời ông chỉ được cử giữ chức Tam Đẳng Khinh Xa Đô úy.
Các quan liêu người Hán tộc trung thành với triều đình Mãn Thanh như thế, đã giúp ích rất nhiều cho
tầng lớp thống trị nhà Thanh. Do vậy, vào năm thứ 6 niên hiệu Thuận Trị (1659), triều đình nhà Thanh
đã tiến lên quy định : "Không cần phân biệt là người Mãn hay người Hán, mà chỉ cần xem ai có quan
hàm cao, thì người đó được giữ ấn”. Riêng việc tâu lên triều đình, thì cơ quan viên người Mãn cũng
như quan viên người Hán đều phải cùng tâu, không cho phép chỉ để quan viên người Mãn tâu, mà
không thấy mặt quan viên người Hán. Ban đầu, các Đại Học Sĩ nếu là người Mãn thì được hàm nhất
phẩm, còn người Hán thì chỉ được nhị phẩm. Đến năm thứ mười lăm niên hiệu Thuận Trị (1658), tất cả
đều được sửa thành nhất phẩm. Riêng các vị Thượng Thư ở Sáu Bộ, trước đây nếu là người Mãn thì
được hàm nhất phẩm, còn người Hán thì nhị phẩm. Đến năm Thuận Trị thứ 6 (1659), đều sửa lại là nhị
phẩm. Như vậy triều đình đã tiến lên một bước, xóa bỏ sự cách biệt giữa quan viên người Mãn và
quan viên người Hán, tạo điều kiện để họ đoàn kết nhất trí với nhau, cùng góp công với triều đình.

Năm Thuận Trị thứ mười một (1654), hoàng đế Thuận Trị định phái quan viên đến các tỉnh để kiểm tra
về hình ngục, nhưng Phạm Văn Trình tâu :

- Trước đây thần cũng dự định phái các đại thần người Mãn và người Hán đến các địa phương để tuần
tra, nhưng do thấy bá tánh đang quá khổ sở, nên đã xóa bỏ ý định đó. Nay các địa phương đang xảy ra
lụt lội hạn hán rất nghiêm trọng, nỗi khổ của bá tánh càng trầm trọng hơn, vậy tốt nhất nên ngưng ngay
việc phái quan lại đến các địa phương. Nhưng trọng tội mà các địa phương đang giam giữ, có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.