6. Cuối Đời Tốt Đẹp
Năm thứ chín niên hiệu Thuận Trị (1652), triều đình nhà Thanh cử Phạm Văn Trình giữ chức Nghị
Chính Đại Thần. Sau khi Phạm Văn Trình trở lại triều đình, đã nhanh chóng chuyển phương châm chính
trị của hoàng đế Thuận Trị vừa mới đích thân nắm quyền không bao lâu, trở vào quỹ đạo lấy nhân đức
để cai trị thiên hạ. Đối với chính quyền của Nam Minh áp dụng chính sách "chiêu hàng phủ dụ”, sắc
phong cho Trịnh Thành Công làm Hải Trừng Công, và cho phép ông giữ quân đội riêng để bảo vệ
quyền lực của chính mình. Những thế lực vũ trang chống Thanh khác, nếu chịu đầu hàng thì đều được
xóa bỏ tội trước.
Triều đình lại phái Hồng Thừa Trù đi kinh lược các vùng Hồ Quảng, Vân Quý, với nhiệm vụ được
triều đình giao là phải "thu phục nhân tâm là chính". Đối với những người, những thế lực đã quy phục,
thì cần phải an ủi phủ dụ. Đối với nhưng người, những thế lực chưa chịu quy phục, thì chiêu hàng một
cách thành tâm. Nhờ đó, mà tình hình vốn hết sức căng thẳng trước đây đã dần dần dịu lại.
Lúc bấy giờ, chính phủ Mãn Thanh đang gặp khó khăn về kinh tế rất trầm trọng. Lương và tiền ở các
tỉnh đều không đủ dùng. Do vậy, Phạm Văn Trình đã viết sớ tâu lên nhà vua kiến nghị thực hiện chế độ
đồn điền, khẩn hoang. Ông nói :
- Đất đai bỏ hoang, thuế khóa sẽ thất thu, lương thực sẽ khiếm khuyết, đối với quốc gia hết sức bất lợi.
Nếu quân đội tiến hành chế độ đồn điền, khẩn hoang thì sẽ mang đến nhiều lợi ích và sẽ xóa được
những khó khăn, giúp quốc gia tạo được nhiều lợi ích. Minh Thái Tổ tự khoe mình nuôi hàng triệu
quân mà không tốn của dân một hạt thóc, chính là do sau cuộc chiến loạn cuối đời nhà Nguyên, Minh
Thái Tổ đã tiến hành chế độ đồn điền, khẩn hoang nên mới được như vậy. Nay các vùng Hồ Quảng,
Giang Tây, Nam, Sơn Đông, Thiểm Tây, là năm tỉnh đã trải qua chiến loạn lâu dài, nhân khẩu thưa
thớt, vậy cần phải mở ngay những đồn điền lớn tại đấy. Biện pháp có thể thực thi là đặt hai Đạo Viên
và bốn Đồng Tri, chuyên môn quản lý về việc xây dựng đồn điền. Đạo Viên chịu trách nhiệm toàn
diện, còn Đồng Tri thì mỗi người đảm đang một mặt, để hiệp trợ cho Đạo Viên làm tốt công tác đồn
điền. Những quan chức này sẽ do Đốc Phủ ở tỉnh tuyển chọn, đề bạt từ những người liêm khiết. Đồng
thời, xem những người được tuyển chọn phải chăng có thể làm tốt công việc đồn điền, là một trong
những tiêu chuẩn đánh giá công và tội của quan Đốc Phủ. Về mặt bổng lộc của các quan viên phụ trách
đồn điền, thì năm thứ nhất sẽ lấy từ quỹ riêng của đồn điền để cấp phát. Đến năm thứ hai sẽ lấy từ kho
của đồn điền mà chi dụng. Từ đó trở đi, hàng năm phải tự mình chịu trách nhiệm về việc lời hay lỗ, và
toàn bộ chi phí xuất từ thu nhập của đồn điền. Riêng bò cày, lúa giống nông cụ để tiến hành công tác
khẩn hoang lập đồn điền, đều do các Đạo, Châu, Huyện sở tại cung ứng. Việc xây dựng đồn điền nên
bắt tay trước ở những vùng đất hoang rộng lớn, lại tiện việc tưới tiêu, rồi mới dần dần mở rộng ra
chung quanh. Những đất đai vô chủ hoặc đất đai có chủ mà bỏ hoang, đều được quy vào đồn điền của
triều đình. Bá tánh nếu có ý tự cày cấy nhưng tài lực không đủ, thì quan phủ sẽ cho họ vay trâu cày và
hạt giống. Hàng năm sẽ lấy một phần ba trong số thu nhập nộp vào công quỹ. Sau ba năm thì số ruộng
đất này cũng như tất cả phương tiện đều thuộc về họ, xem là điền sản riêng của mỗi nông dân. Đối với
bá tánh không có tài sản chi cả, thì có thể thuê họ làm và trả tiền công. Lương thực thu được trong năm