chúa mới người Mãn tộc, nên chủ động cạo đầu thắt bím, ăn mặc áo hẹp tay, cũng giống như người
Mãn, rồi đứng chen vào đội ngũ của các đại thần người Mãn.
Nhưng, các đại thần người Mãn đã đuổi ông ta ra. Ông ta đành phải trở lại đội ngũ của các hàng thần
người Hán. Nhưng số hàng thần người Hán này cũng không cho ông ta đứng chung. Ông ta quá thẹn,
nên mới dâng sớ tâu: “Tâu bệ hạ... nay vạn sự đều đổi mới, thế mà áo mão và cách để tóc thì vẫn giữ
theo nếp cũ của người Hán. Như vậy có nghĩa là bệ hạ đã bị người Hán khuất phục, chứ không phải bệ
hạ khuất phục được người Hán”.
Do vậy, triều đình nhà Thanh mới quyết định ban bố lệnh cạo đầu. Khi tin tức truyền ra, cả triều đình
xôn xao. Ngự sử đại phu Tôn Khai Tâm chỉ trích Phùng Thuyên và Tôn Chi Hải, cũng như một số
người Hán khác tán thành việc cạo đầu tóc bím là "bọn người tham địa vị và muốn được sự sủng tín".
Ban hành việc cạo đầu chỉ làm "trở ngại cho việc quy thuận của người Hán". Nhưng, Đa Nhĩ Cổn hoàn
toàn không để ý chi tới lời phản đối của một số đại thần người Hán, mà vẫn ngang nhiên xuống lệnh :
- Nếu ai còn chuyện này mà viết bản tấu chương tâu lên vua, nhằm giữ nguyên chế độ của nhà Minh
trong nhân dân địa phương, không chịu tuân theo chế độ của bản triều, thì sẽ bị chém không tha!
Sau khi lệnh cạo đầu được ban ra, mâu thuẫn dân tộc liền trở nên gay gắt, thậm chí, nó phát triển đến
mức : “Thà giữ tóc chứ không giữ đầu, thà giữ đầu chứ không giữ tóc". Tình hình căng thẳng ngoài sự
tiên liệu của mọi người. Cả vùng Giang Nam vốn đã được ổn định, lúc bấy giờ lại "nhân tâm chao
đảo” xáo trộn khắp nơi. Mọi người nhao nhao đứng lên phản đối thà "thiệt thân hoặc tan nhà nát cửa,
hủy diệt cả nơi thờ phượng tổ tông, rơi đầu chứ không thèm sợ". Tầng lớp thống trị của Mãn Thanh
cũng trở lại lề thói cũ, khôi phục lại tính tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ, có những hành động vô
cùng hung ác, đàn áp đẫm máu, giết người, cướp của, đốt nhà, không gì mà họ không làm. Phạm Văn
Trình nhìn thấy cục diện "an cư lạc nghiệp" do mình đã bỏ ra công sức của nửa đời người để tạo dựng
nên cho bá tánh, nay đã trở thành ảo ảnh, trong lòng hết sức đau đớn, hết sức bất bình.
Lệnh cạo dầu thắt bím chẳng những gây ra làn sóng phản đối mãnh liệt trong bá tánh, mà còn làm chậm
trễ tiến trinh thống nhất thiên hạ của triều đình Mãn Thanh. Do vậy, có một số quan ngự sử dũng cảm
dâng sớ liên tiếp lên nhà vua, tố cáo những quan chức có tương quan mật thiết đến lệnh cạo đầu thắt
bím. Nhưng Đa Nhĩ Cổn là người có quyền lực áp đảo hẳn nhà vua còn trẻ tuổi. Do vậy, ai thuận theo
ông ta thì tồn tại, ai chống ông ta thì bị trừ khử. Một số người phản đối lệnh cạo đầu thắt bím đã lần
lượt bị truất phế. Còn những người ủng hộ lệnh này thì chẳng những không bị bãi quan, mà ngày càng
được trọng dụng. Như Phùng Thuyên sau đã được ban đặc ân “có quyền cưới hỏi với người Mãn
Châu”, và dần dần đã thay thế địa vị đứng đầu nội các của Phạm Văn Trình.
Tất cả những hành động của Đa Nhĩ Cổn đều trái ngược với hoài bão chính trị cửa Phạm Văn Trình.
Do vậy, Phạm Văn Trình đã áp dụng một thái độ bất hợp tác với Đa Nhĩ Cổn, chống lại ông ta bằng
hành động tiêu cực.
Tháng hai năm Thuận Trị thứ ba (1646), Đa Nhĩ Cổn lệnh cho các Đại Học Sĩ phải "viết bản trình tấu
rõ ràng khi có việc cần tâu”. Nhưng Phạm Văn Trình lấy cớ “phàm có điều gì nghe thấy thì gặp mặt
trình tấu bằng miệng, chứ không cần viết văn bản” để thối thoát lệnh trên. Đa Nhĩ Cổn đối với việc
Phạm Văn Trình không làm theo ý kiến của mình, cảm thấy rất bất mãn nên lấy cớ "người thường có