nghe để hiểu góc nhìn của người kia. Khi bị sửa sai, bạn tự nhiên sẽ có
khuynh hướng bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, cách làm thông minh là giữ im
lặng và thể hiện sự tôn trọng với người kia bằng cách để họ nói xong và cố
gắng hiểu quan điểm của họ một cách chân thành.
Khiêm tốn cũng cho bạn khả năng nhận trách nhiệm mà không đổ lỗi
cho người khác. Đổ lỗi không bao giờ tạo ra thứ gì mang tính xây dựng.
Khi tập luyện đức tính khiêm tốn, hãy nghĩ đến việc sửa sai bằng một giải
pháp thay vì chỉ đổ lỗi. Không có gì sai nếu bạn nói: “Tôi đã sai, tôi đã làm
hỏng việc, tôi xin lỗi.” Với việc công nhận sai lầm của mình, bạn sẽ nhanh
chóng có được sự tôn trọng của người khác. Ai cũng có lúc làm hỏng việc,
nếu đổ lỗi, bạn sẽ không thay đổi được hiện tại mà còn khiến việc phát triển
những mối quan hệ quan trọng trở nên rất khó khăn.
Lần sau khi bạn góp ý sửa sai, hãy nhớ thêm vào những lời khen chân
thành và tạo lập quan hệ với người kia. Và lần sau khi đón nhận một góp ý
sửa sai, hãy tập tính khiêm tốn và cố gắng tôn trọng chúng bằng thái độ
chân thành nhất.
Sự kiêu ngạo là điểm yếu dẫn đến rất nhiều thất bại.