5. Một thời gian sau, có một con nói:
- Chúng tôi cố gắng thế mà chỉ được trả mấy khúc xương, mà số thỏ tôi
săn được quý gấp bao nhiêu lần xương. Vì sao chúng tôi không bắt thỏ cho
chính mình nhỉ?
Thế là có mấy chú chó bỏ thợ săn, tự mình lập xưởng bắt thỏ.
Vậy câu chuyện có ý nghĩa gì? Đó chính là các bước phát triển của
khoa học quản lý.
Không chỉ có thợ săn, ngay cả chó săn cũng có nhu cầu lập nghiệp.
Nhìn từng chú từng chú chó săn bỏ đi, vì sao chúng ta không tạo cho họ
cơ hội lập nghiệp trong nội bộ công ty? Nếu trong công ty có “Hội khích lệ
nhân viên lập nghiệp”, hội sẽ tìm những cách thức thích hợp để khích lệ và
giúp đỡ nhân viên lập nghiệp. Như vậy, một mặt công ty có thêm nhiều cơ
hội đầu tư; mặt khác, nhân viên có thể tự quản lý một hạng mục mới, bước
một bước dài trong sự nghiệp.
Nó không chỉ giữ chân được những người ưu tú trong công ty, mà còn
tạo thêm nhiều lợi nhuận và tránh được những cuộc cạnh tranh phức tạp sau
này.
Tiện nói luôn: anh là người tài, nhưng cậy tài mà khinh khi sẽ chuốc đố
kị mà thôi. Như câu chuyện trên coi nhân viên là bầy chó là không được.
Bạn sẽ bị đố kị ngay lập tức.
Lời kết: Công ty có được tinh thần cống hiến của nhân viên hay không,
vấn đề cốt yếu là có tạo điều kiện cho họ sáng tạo hay không, có cho họ cảm
giác thành đạt và thực hiện được ước mơ hay không. Trả lương, thưởng,
đánh giá hiệu quả, tạo điều kiện để nhân viên thực hiện kế hoạch… đều là
những công cụ hữu hiệu để nhà quản lý kích thích tinh thần làm việc của
nhân viên.