Điều răn 10
Hãy sợ hãi tương lai
“Nỗi sợ hãi là một căn phòng tối tăm chật chội,
nơi đó những điều tiêu cực được sinh sôi nảy nở.”
- Michael Pritchard -
HẦU HẾT MỌI NGƯỜI đều cho rằng thận trọng một cách khôn ngoan
trước tương lai là điều hợp lý. Thận trọng hoàn toàn không phải là một
hành động ngu xuẩn, nhưng như tôi đã nói trong điều răn thứ nhất, khi mà
sự thận trọng đó trở thành cách làm việc chủ chốt trong kinh doanh thì nó
sẽ khiến bạn thất bại. Bóng đá là một ví dụ tiêu biểu cho điều này. Khi gần
hết trận đấu, đội bóng dẫn điểm chuyển sang lối chơi an toàn, bảo vệ một
cách cẩn thận ưu thế dẫn điểm của họ. Họ bỏ lối chơi đầy mạo hiểm vốn đã
giúp họ vượt lên dẫn trước. Và thường thì kết quả là họ sẽ bị thất bại cay
đắng ở những phút cuối trận.
Từ bỏ việc chấp nhận rủi ro là một rủi ro cực kỳ nghiêm trọng (như đã
nói ở điều răn thứ nhất).
Nhưng vẫn còn những hiểm họa khủng khiếp hơn lởn vởn đâu đó.
Đó là sự sợ hãi!
Có sự khác biệt lớn lao giữa việc thận trọng một cách khôn ngoan trước
tương lai và sự sợ hãi một cách thiếu kiểm soát trước tương lai. Khi nghe
Tổng thống Roosevelt nói rằng “điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là
sự sợ hãi”, cha mẹ tôi biết một cách chính xác điều Tổng thống Mỹ muốn
nói là gì. Họ liều lĩnh tiến bước vào những năm 1930, khi mà tình hình
chẳng có gì là tốt đẹp cả. Nhưng họ không hề sợ hãi. Họ mang trong mình
sự lạc quan không ngừng – sự lạc quan đã hình thành nên nước Mỹ.
Tôi rất ngưỡng mộ khái niệm “Giấc mơ Mỹ” do nhà viết sử James
Truslow Adams đưa ra trong cuốn sách với tựa đề to tát “Thiên anh hùng ca