Đó là bản chất của con người. Tôi có một thứ gì đó. Vậy tại sao lại mạo
hiểm với nó? Ai biết được chuyện gì xảy ra ở phía bên kia dãy núi? Tốt hơn
hết là đừng qua đó!
Tôi tưởng tượng rằng cụ tôi đã từng nghĩ những điều như vậy và có thể
có ai đó xung quanh tại Pittsfield đã nói với cụ những điều như thế.
“Ở lại đây đi. Anh có một công việc. Vận chuyển đá là một công việc
danh giá. Có hàng ngàn người ngoài kia đang không có lấy một việc gì mà
làm kia kìa!”.
Nhưng rồi thay vì ở lại và an cư lạc nghiệp với những cái mà mình đã
biết, được lặp đi lặp lại một cách đều đặn tuy có làm mình kiệt sức, cụ
Michael đã mạo hiểm di cư qua cả nửa lục địa bằng xe bò có bạt che để đi
đến một vùng đất xa xôi có tên là Iowa. Tôi rất mừng vì cụ tôi đã làm điều
đó.
Con trai cụ, John, tức là ông nội tôi, tiếp tục mở rộng trang trại ở Iowa,
liều lĩnh bỏ tất cả mọi thứ, hết năm này qua năm khác, vào các vụ mùa
trong điều kiện bão tuyết, bão bụi và nạn châu chấu. Tôi nhớ mình đã được
kể lại rằng do trên vùng đất chúng tôi sống có quá ít cây cối, mỗi tuần một
lần, ông nội tôi phải đánh một đoàn ngựa đi xa khoảng 20 dặm đến sông
Rock để đốn gỗ về làm nhiên liệu. Một ngày, ông vung rìu và vô tình cắt
đứt ngón chân. Ông đặt ngón chân lại, quấn bằng một tấm vải và tiếp tục
đốn củi.
Tôi muốn nói thêm rằng, cả ngón chân, bàn chân và ông nội tôi đã sống
sót mà chẳng cần đến một chút kháng sinh nào cả.
Trên đất nước này, tất cả chúng tôi đều có một cốt cách tinh thần giống
nhau. Hầu hết chúng tôi là con cháu của những thế hệ cha ông can đảm –
những con người dám bước lên tàu vượt đại dương trong khi hầu hết những
người khác thì ở lại. Nhiều người còn chẳng có cơ hội được bước lên bờ.
Và những ai sống sót qua chuyến đi xuyên Đại Tây Dương hay Thái Bình
Dương (hay qua những dãy núi, những thảo nguyên hay sa mạc) ngay sau
đó lại phải chịu những gian khổ quá sức tưởng tượng của họ ở các nông