phát thanh khác nữa. Và cứ thế. Tuy nhiên, tôi sợ rằng chúng ta đã đi quá
xa so với những tiến bộ như vậy.
Tất nhiên, không có lĩnh vực nào mà công nghệ trở nên cực kỳ mê hoặc
như trong lĩnh vực thông tin.
Chúng ta có kilobytes, megabytes, gigabytes, terabytes, petabytes,
exabytes, zettabytes, yottabytes – ngày càng có nhiều đơn vị đo lường
bytes, đúng không? Và mục đích là để làm gì nhỉ?
Câu trả lời là “nhiều thông tin hơn”. Thực tế thì người ta nói rằng chúng
ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin.
Nhưng điều đó không đúng. Chúng ta đang sống trong thời đại dữ liệu.
Dữ liệu không ngừng đến với chúng ta, 24/7. Dữ liệu đến với chúng ta ngày
càng nhiều, ngày càng nhanh và từ khắp mọi hướng. Theo một số liệu ước
tính, hơn sáu mươi tỷ email được gửi đi trên khắp thế giới mỗi ngày. Vào
thời điểm mà bạn đọc được thông tin này, con số có thể đã lên đến hàng
ngàn tỷ. Đó là chưa tính đến các cuộc điện thoại, thứ đã trở thành một con
số khổng lồ đến mức bất kỳ một ước tính nào cũng trở nên vô nghĩa.
Chúng ta giao tiếp và giao tiếp – trả lời ngay lập tức giống như những hệ
thống tự động, chảy theo một dòng chảy ý thức và chỉ bỏ thêm dữ liệu vào
dòng chảy đó – không một đánh giá, cũng không một ai thực sự ngồi lại,
đóng hết cửa, tắt hết chuông và tiếng nhạc, và bỏ ra một vài phút thực sự
yên tĩnh để suy nghĩ một cách nghiêm túc về chúng.
Trong cuốn “Thế giới mới dũng cảm” (Brave New World) xuất bản năm
1932, Aldous Huxley đã viết: “Loài người bây giờ không còn cô đơn nữa…
Chúng ta đã làm cho mọi người căm ghét sự cô đơn, và chúng ta đã sắp xếp
cuộc sống của họ để họ không bao giờ có thể cô đơn nữa”.
Một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của giới doanh nhân năm 2006 và
2007 không phải là nỗi lo sợ về thất bại thị trường hay một cái gì bi thảm
như vậy. Họ sợ rằng BlackBerry sẽ biến mất. Chúng ta đang ở trong nguy
cơ sẽ trở thành quốc gia của những kẻ lưng gù mắt lác bởi vì tất cả mọi