người đang chăm chú tập trung vào một thứ đồ dùng bé xíu để lấy thông tin
về bất cứ điều gì.
Tôi không biết ảnh hưởng cuối cùng của các dịch vụ mạng xã hội như
MySpace hay Facebook sẽ như thế nào. Nó có thể là tích cực. Tôi hi vọng
như thế. Tuy nhiên, vì chúng ta tiếp tục chuyển đổi bản chất của sự tương
tác giữa con người với nhau, chúng ta càng ngày càng tiến gần đến với sự
quá tải về cảm xúc điện tử đồng thời mất đi giác quan cảm xúc con người.
Những tương tác đơn giản của một người với người khác đang mất đi, thậm
chí kể cả ở bọn trẻ con. Khi một tỉ lệ lớn những đứa trẻ chơi với nhau,
đương nhiên chúng không chỉ đơn thuần chơi mà thôi. Cuộc sống của
chúng được sắp đặt một cách kỹ lưỡng đến mức thậm chí cả giờ chơi của
chúng cũng được xếp lịch trước – y như những cuộc hẹn bàn công việc
kinh doanh. Nhưng khi chúng chơi với nhau, thường thì chúng không nhìn
nhau. Chúng nhìn lên màn hình và chơi với một thứ đồ chơi bé xíu cầm
trong tay.
Một tạp chí quảng cáo cho Panasonic in hình một người đàn ông ngồi
trong xe hơi, đang gõ lên máy tính xách tay dòng chữ: “Đây không chỉ là
máy tính xách tay. Nó giúp bạn lái xe vài vòng quanh tòa nhà trong khi bạn
gửi thêm một vài email nữa”.
Bạn có thể tưởng tượng được làm việc với người đàn ông này là thế nào
không? Ơn Chúa, hắn ta chỉ là một sáng tạo viễn tưởng của đại lý quảng
cáo của Panasonic mà thôi.
Có ba vấn đề cố hữu trong chứng nghiện (nhưng không bỏ ra chút thời
gian nào để suy nghĩ) đối với những dữ liệu không được xử lý liên tục chảy
đến, đó là:
1. Cú sốc của hộp thư đến (In-box Shock) – Cái giá phải trả của loài
người
Có rất nhiều nhân viên văn phòng đã biểu hiện triệu chứng và phàn nàn
về cái mà một số người gọi là “cú sốc của hộp thư đến”. Có quá nhiều thứ
cần phải được xử lý bằng trí óc. Theo một nghiên cứu năm 2006, một nhân