viên văn phòng bình quân mỗi ngày phải xử lý 133 email. Không chỉ thế,
họ còn phải thực hiện vô số hoạt động liên lạc – chỗ này một bản fax, chỗ
kia một tin nhắn – tham dự một cuộc họp ở nơi này và một cuộc họp qua
điện thoại ở nơi khác – xem một buổi giới thiệu bằng Power Point ở đây,
xem một báo cáo bằng video ở kia… Điện thoại thì một cái reo trên bàn,
một cái rung ở trong túi. Hệ thống thần kinh bình thường của một người
không được hình thành để xử lý thông tin của những thứ đến với tốc độ và
khối lượng chóng mặt như vậy.
Một ngày nọ, trên chương trình TV Bloomberg, trong vòng một phút, từ
4h34 đến 4h35 tôi đếm được có 12 tiêu đề chạy qua. Thêm vào đó, có hai
chương trình thi bơi, kết quả các chỉ số thông tin thị trường và một chương
trình bình luận trực tiếp. Điều đó diễn ra hàng ngày. Điều đó diễn mọi ngày.
Những lời nói không bao giờ hết, những buổi nói chuyện không ngừng và
những âm thanh không bao giờ kết thúc.
Một nghiên cứu khoa học ở các trường đại học trên khắp Canada cho
thấy 42% nói rằng họ cảm thấy căng thẳng khi tiếp nhận những đợt sóng
thông tin và liên lạc không ngừng; 58% nói rằng khả năng tập trung vào
công việc của họ đã bị tiêu diệt bởi ICT (công nghệ về thông tin và liên
lạc). Tương tự, các bác sĩ ở một số trường y cũng đã báo cáo rằng vì mọi
người có xu hướng nói to hơn trên điện thoại nhằm “làm sinh động” cuộc
nói chuyện của họ, tổn thương dây thanh quản và hậu quả là khản tiếng
đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến.
Tất nhiên một số người có thể giải quyết tất cả những vấn đề này, cả về
trí óc lẫn thể chất. Họ thậm chí còn trở nên thịnh vượng và ngày càng giàu
có nhờ nó.
Một bài trên tạp chí Fortune đã từng viết rằng Chủ tịch Microsoft Bill
Gates có đến ba màn hình máy tính trên bàn làm việc của ông, vận hành
đồng bộ đến mức ông có thể kéo một số dữ liệu hay chương trình từ màn
hình này qua màn hình khác. Một màn hình thể hiện email. Màn hình thứ
hai thể hiện những thông điệp đặc biệt mà ông đang viết lúc đó. Màn hình
thứ ba dùng để ông tra cứu nhiều trang web khác nhau.