đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và hàng xóm thấy mình thất bại, sợ bị coi là
ngu ngốc. Xét cho cùng, đó là nỗi sợ bị từ chối. Nỗi sợ này là rào cản lớn
nhất trên con đường trở thành doanh nhân.
Công việc kinh doanh đầu tiên của tôi là làm cuốn kỷ yếu cho năm học
cuối ở trường đại học. Đó là một cuốn sách tồi vì có khá nhiều hình
chưa được chỉnh sửa, một vài từ ngữ thô tục. Tôi đầu tư khoảng 1
nghìn bảng để in cuốn kỷ yếu này.
Rồi ngày tốt nghiệp cũng tới. Tôi dựng một quầy hàng và đứng bán,
mỉm cười và căng thẳng chờ đợi người đến mua sách. Người đầu tiên
xuất hiện là một học giả ăn mặc nhếch nhác trông như Herman
Munster
. Ông ta nhặt một cuốn kỷ yếu lên, xem qua một lượt trong khi
tôi đang căng thẳng quan sát phản ứng của khách hàng đầu tiên. Ông
ta quăng nó trở lại bàn và nói: “Thật tồi tệ! Một sự ô nhục tên tuổi của
trường. Tôi sẽ khiến việc này phải chấm dứt ngay lập tức.” Ông ta
quay lưng và lê bước đi.
Tôi không nghe nói hay gặp lại ông ta nữa. Tiếp đó rất nhiều sinh
viên kéo đến và mua (hay chính xác hơn là phụ huynh của họ). Tôi
kiếm đủ tiền trả cho nhà in và công việc kinh doanh đầu tiên thành
công.
Nhưng tôi cũng thật sự lo lắng. Những nhận xét của ông ta đã khiến
tôi rất thất vọng và nhiều năm sau, tôi vẫn còn nhớ đến cảm giác sợ hãi
của ngày hôm đó.
Thật không may, đây không phải là mạo hiểm duy nhất của việc đi vào
phòng và nói với ông chủ rằng bạn nghỉ việc. Bạn phải trở thành người luôn
chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh.
• Rủi ro trong việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ khác biệt.
• Rủi ro với chiến dịch marketing và quảng cáo để có cơ hội nhanh chóng
vượt qua những lời đồn đại thị phi.
• Đối mặt với những sự từ chối không thể tránh khỏi khi bán ý tưởng của
mình.