10 SUY NGHĨ KHÔNG BẰNG 1 HÀNH ĐỘNG - Trang 174

nãy ở tại quán ăn Pháp bạn cũng đã dùng nó tới ba lần”. Ông lấy cái vỏ
đựng băng đưa cho tôi. “Bốn chữ này ở ngay trên vỏ băng, là bốn chữ
bất cứ trong ngôn ngữ nào cũng khiến cho người ta đau lòng nhất”.

Tôi nhìn xuống bốn chữ rất rõ ràng được viết bằng mực đỏ: “Nếu

như, chỉ cần”.

“Bạn chắc rất ngạc nhiên”, ông già nói “Bạn biết tôi ngồi trên ghế này

nghe được những lời nói phiền muộn lẫn thù hận dùng bốn chữ này để
mở đầu. Họ nói không ngừng cho đến khi tôi bảo họ dừng lại. Có lúc tôi
cũng muốn họ nghe cái băng mà tôi vừa cho bạn nghe. Tôi nói với họ,
nếu như, chỉ cần các bạn đừng bao giờ nói “nếu như, chỉ cần” nữa,
chúng ta có thể giải quyết được vấn đề”.

Ông già duỗi chân ra. “Dùng vấn đề bốn chữ “nếu như, chỉ cần”, ông

nói, “Là vì những chữ này không thể thay đổi được sự thực đã có, lại
khiến chúng ta đối mặt với những sai lầm - luôn nhìn lại quá khứ mà
không nhìn vào tương lai. Điều này chỉ lãng phí thời gian. Nếu việc
dùng các chữ này để tạo thành thói quen thì rất có thể sẽ trở thành trở
ngại thực sự, trở thành cái cớ để bạn không cố gắng vươn lên nữa”.

“Bây giờ hãy xem xét trường hợp của bạn. Kế hoạch của bạn không

thành công. Vì sao vậy? Bởi vì bạn đã phạm phải một số sai lầm. Vậy nó
có quan hệ gì! Ai cũng mắc sai lầm, sai lầm khiến cho chúng ta học được
những bài học. Nhưng khi bạn nói với tôi những sai lầm bạn mắc phải,
bạn luôn cảm thấy hối tiếc và ân hận về chúng nhưng bạn không học
được bất cứ điều gì từ những sai lầm này”.

“Ông làm sao mà biết được?”. Tôi nói một cách biện hộ.

“Bởi vì” ông già nói, “Bạn đã lặp lại những sai lầm của những người

trước, bạn không hề đề cập tới tương lai. Nói một cách khác bạn rất
thành thực, trong lòng bạn còn lấy làm vui về điều này. Mỗi chúng ta
đều có những điểm không tốt, đó là thích thảo luận về những sai lầm
của quá khứ. Bởi vì bất luận nói như thế nào, khi bạn nói về những tai
nạn hoặc những thất bại trong quá khứ bạn vẫn là nhân vật chính và vẫn
là người quan trọng trong toàn bộ sự việc.

Tôi xấu hổ lắc đầu: “Vậy thì có cách nào cứu vãn được không?”

“Trọng điểm nên thay đổi,” ông già lập tức nói, “Là những câu khích

lệ thay vì những lời nói nhụt chí khiến con người ta phải lùi bước.”

“Ông có thể đưa ra một số loại câu như vậy không?”

“Đương nhiên. Đừng lặp lại những từ “nếu như, chỉ cần” hãy dùng

“lần sau” để thay thế.”

173

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.