LỢI NHUẬN NHIỀU CÓ ĐƯỢC TỪ
KHÂU BẢO MẬT
Người ta thường nói, giữ được bí mật sẽ mang lại nhiều lợi nhuận.
Vì vậy, trong đàm phán không được để lộ mục đích và con bài chủ của
mình cho đối phương biết. Nó bao gồm những mặt sau:
1. Không được mang bí mật ra để giao dịch; không nói ra những
điều bất lợi cho mình; không được để đối phương biết giới
hạn thời gian của mình. Nếu đối phương biết thì họ sẽ lợi dụng
điều đó để ép ta.
2. Không tiết lộ những chi tiết có liên quan đến sản xuất và
vốn liếng của mình. Có một thương nhân luôn tỏ thái độ cứng
rắn không nhượng bộ trong đàm phán khiến đàm phán phải
kéo dài, nhưng trong lúc tạm nghỉ, ông ta đã vô tình nói, kế
hoạch giao dịch này phải hoàn thành trong 2 tháng, đối phương
lập tức cho người điều tra và phát hiện ra, tài chính của ông ta có
vấn đề, chưa tập trung được vốn. Thế là đối phương đã biết
được điểm yếu và giành thế chủ động trong đàm phán, cuối
cùng buộc ông ta phải hạ giá thấp, nhượng bộ đối phương.
3. Không được làm trái nguyên tắc bảo mật. Phải hết sức chú ý
giữa bí mật của công ty, tránh gây ra hậu quả xấu. Ví dụ, năm
1991, một nhà máy hóa chất của Đức đã nghiên cứu ra một chất
tẩy rửa mới. Đúng lúc đó, một người Mỹ ở Berlin đăng quảng cáo
cần tuyển 8 chuyên gia hóa học cao cấp để thành lập công ty
của họ ở châu Âu với chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút
những chuyên gia Đức đang làm việc cho nhà máy hóa chất trên.
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, do các chuyên gia sơ ý nên
những người Mỹ đã tìm hiểu được cách sản xuất chất tẩy rửa