100 ĐIỀU NÊN LÀM NÊN TRÁNH TRONG KINH DOANH - Trang 136

Quản lý học thương mại cho rằng, khi hai bên cùng tuân theo

nguyên tắc cùng chung lợi ích thì có thể tiến triển thành mối quan
hệ mậu dịch tự do. Ngược lại, nếu một bên không theo nguyên tắc
trên thì sẽ trở thành “chủ nghĩa bảo hộ”. Mở rộng cửa đón đối tác
vừa thu hút được điểm lợi ở đối tác lại vừa phát huy được ưu thế của
mình. Có thể nói, đó là nguyên tắc hữu hiệu trong thương mại.

Trong sự phát triển thương mại, động lực lớn nhất để các xí

nghiệp liên doanh liên kết với nhau chính là thị trường và kỹ thuật.
Trước đây, các ngành kỹ thuật thường phát triển độc lập; ngày nay
hầu như không còn hiện tượng đó nữa, ngay cả bộ phận kỹ thuật ở
những công ty lớn cũng không thể cung cấp mọi kỹ thuật theo nhu
cầu của công ty. Bởi vậy, công ty sản xuất thuốc phải kết hợp với
các nhà di truyền học; công ty phần mềm phải kết hợp với công
ty phần cứng (máy tính), khoa học kỹ thuật càng phát triển thì
doanh nghiệp càng phải có sự liên kết mạnh mẽ. Trong bối cảnh
đó, sự giao lưu về kỹ thuật và thông tin, tiền vốn và nhân lực
mang lại cho đôi bên sức mạnh rất lớn và giúp hạ giá thành trong
kinh doanh. Sức mạnh của sự hợp tác chính là ở chỗ đó.

LỰA CHỌN ĐỒNG MINH CÙNG

LÀM CÙNG HƯỞNG

Việc hợp tác phải có lợi cho cạnh tranh. Sau hợp tác, sức cạnh

tranh càng mạnh hơn, càng dễ thắng lợi khi đọ sức với đối thủ
chung. Nhưng có nhiều công ty, sự hợp tác chỉ mang vỏ bề ngoài,
về lợi ích lại không hưởng chung, điều này dễ khiến nội bộ xảy ra
lục đục và nhanh chóng đưa tới thất bại.

Thời Chiến quốc, trong việc lựa chọn đồng minh, nước Ngụy có

một nguyên tắc đáng được lưu ý đến là: “Viễn giao cận công” (Kết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.