NHỮNG GÌ ĐÃ HỨA ĐỀU PHẢI LÀM
Trong cạnh tranh thương mại, cuộc chiến giành uy tín luôn đóng
vai trò sống còn đối với các doanh nghiệp. Giành được tín nhiệm là
một biện pháp quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, tất cả
những gì đã hứa thì đều phải làm. Đó là điều mà một doanh nhân
Nhật Bản đưa ra để cảnh báo mọi người và đã trở thành điều mà mọi
doanh nhân đều phải làm.
Năm 1968, một thương nhân Nhật Bản nhận hợp đồng làm 3
triệu dao và đĩa ăn cho một công ty của Mỹ. Thời hạn giao hàng là
ngày 1 tháng 9 tại Chicago, muốn làm được điều này thì trước ngày
1 tháng 8 hàng đã phải rời cảng Yokohama.
Vị thương gia Nhật đã phải liên kết với một vài xưởng để cùng
làm nhưng do trục trặc nên mãi tới ngày 27 tháng 8 hàng mới làm
xong. Ông chủ tính rằng, nếu giao hàng bằng tàu biển chắc
chắn là không thể thực hiện theo đúng hợp đồng được nên đã thuê
hãng hàng không dùng máy bay Boling 707 để chuyển hàng sang Mỹ,
phí vận chuyển tốn 3 vạn USD (tương đương 10 triệu yên Nhật) và
hàng được giao đúng hạn. Tuy doanh nghiệp chịu lỗ khá lớn nhưng
đổi lại, có được uy tín với khách hàng và duy trì được quan hệ làm ăn
tốt đẹp lâu dài.
Chữ tín là sự sống còn của doanh nghiệp. Việc làm của doanh
nghiệp này càng khiến người ta khâm phục hơn.
Một ví dụ khác, ngày 19 tháng 6 năm 1987, doanh nghiệp tư nhân
Vị Vạn Xuân ở Tứ Xuyên đã mang thiêu hủy một lượng lớn thuốc lá
giả và bột sữa kém phẩm chất trị giá hàng chục ngàn Nhân dân tệ.
Tuy bị thiệt hại về kinh tế nhưng Vị Vạn Xuân đã giành được uy tín
lớn, được xã hội ca ngợi, những điều này còn quý hơn tiền bạc.
Ngược lại, có những doanh nghiệp cố tình tiêu thụ hàng kém chất