3. Công ty dược phẩm Fuji Nhật Bản lại áp dụng phương pháp độc
đáo hơn, họ gửi thuốc của công ty đến nhà khách hàng mà không
yêu cầu phải trả tiền ngay. Khách tùy ý sử dụng và nửa năm sau họ
mới thanh toán một lần. Cách làm đó rất được mọi người hoan
nghênh vì khách vừa tiết kiệm được thời gian vừa không phải trả
tiền ngay, rất thuận tiện. Công ty đã phất lên nhanh chóng.
4. Cách này thường áp dụng đối với những sản phẩm tiêu thụ
tốt. Với sản phẩm bị tồn đọng dài, cần nhanh chóng chấm dứt
kiểu ký gửi này.
CÁCH TIÊU THỤ HÀNG THEO BỘ
SẢN PHẨM
Đây là cách tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng cần nhớ, nó chỉ thích
hợp với sản phẩm đồng bộ, không sử dụng cho các loại sản phẩm
chẳng có mối liên hệ gì với nhau và phải bán ở những nơi có sức mua
cao.
Những năm 70 của thế kỷ XX, các công ty văn phòng phẩm Nhật
Bản không có cách gì để tiêu thụ lượng hàng lớn của họ. Bán nguyên
giá thì không ai mua, nếu hạ giá thì lỗ lớn. Một cô gái trẻ của công ty
đã tự nghĩ ra một cách tiêu thụ được gọi là “Bộ văn phòng phẩm” và
đích thân cô ta thử đi bán hàng.
Biện pháp này vừa ra đời, thị trường đã sôi động hẳn lên, chỉ trong
vòng hơn một năm, toàn bộ hàng tồn kho lâu nay của công ty Pulasi
đã được bán hết sạch, đến nỗi cung không đủ cầu.
“Bộ văn phòng phẩm” gồm 7 thứ: thước kẻ, thước cuộn, băng
trong suốt, dao rọc giấy, dập ghim, kéo và hồ dán được bố trí
trong một chiếc hộp xinh xắn. Thực ra, họ chỉ mang 7 thứ hàng đã