thận hơn đàn ông nhưng tỷ lệ hàng phải đổi lại cao hơn của đàn ông.
Nhiều khi họ thích mua hàng tồn, hàng hạ giá để sau đó lại hối
tiếc; có khi thích mua một cái áo, nhưng mua về lại chẳng bao giờ
mặc hoặc mang đi cho người khác.
Ý thức cá nhân và lòng tự trọng của phụ nữ tương đối cao, họ
thường đánh giá hàng hóa theo cách riêng, thích mua hàng đắt
tiền, không thích người khác chê bai những gì mình đã mua. Họ
cũng thích góp ý với người khác, mong ý kiến của mình được người
khác chấp nhận. Với những người này, người bán hàng phải tôn
trọng lòng tự tôn của họ, lịch sự, thành ý, nói năng phải khéo léo,
không làm họ phật ý mới đạt được mục đích của mình.
3. Đặc điểm tâm lý và động cơ mua hàng của người già
Trong gia đình, người già được tôn trọng nhất, trong mua bán
cũng có quyền nhất, họ có lòng tự trọng mạnh mẽ, mong muốn
được thỏa mãn tâm lý còn cao hơn nhu cầu về hàng hóa. Khi mua
hàng họ thường rất lý trí và tự tin, bảo thủ hơn thanh niên. Họ
muốn hàng mua về phải nhiều công dụng, chất lượng cao, rẻ mà
đẹp. Họ không muốn tiêu tiền của con cái, tình cảm dễ xung động,
dễ bị chi phối hơn.
Do vậy, các nhà sản xuất cần phải đưa ra các sản phẩm thuận
tiện, có lợi cho sức khỏe của người già, đồng thời có chế độ phục vụ
sau bán hàng chu đáo hơn; sản xuất các mặt hàng có tính chất
động viên tinh thần để làm họ vui.
4. Đặc điểm tâm lý và động cơ mua hàng của thanh niên
Thanh niên thường sôi nổi, bồng bột, cởi mở, thích những mặt
hàng mới lạ, theo trào lưu mới. Họ rất thích các sản phẩm mới, dễ