Một số khách hàng rất lãng mạn giàu tình cảm, hay liên tưởng,
họ rất coi trọng màu sắc, hình dáng, tạo hình và cả tên sản phẩm;
họ thường đánh giá hàng hóa theo sức tưởng tượng của bản thân, chỉ
cần hàng phù hợp với tâm lý của họ là họ mua ngay. Do vậy, khi
chọn hàng, sức chú ý của họ dễ bị thay đổi, ngay cả hứng thú và sự
yêu thích của họ cũng vậy.
6. Cách tiêu thụ nhiệt tình:
Có những vị khách do tư tưởng và tiêu chuẩn tâm lý chưa được
định hình, chưa có chủ kiến nhất định, không có ý thích cố định.
Khi chọn mua hàng, họ rất thoải mái tùy hứng. Với khách này người
bán hàng chỉ cần nhiệt tình, có chế độ phục vụ tốt là dễ thuyết
phục được họ mua hàng. Nhưng chú ý đừng để họ tiếp xúc với người
thứ ba nhằm tránh những phiền hà không cần thiết.
7. Cách tiêu thụ đặc biệt:
Có những vị khách đi mua hàng chỉ là cách thỏa mãn một trong
những mục tiêu của họ mà thôi. Ví dụ, ở một nông trường trồng táo
nọ tại Nhật Bản, ông chủ đã dựa vào tâm lý này để đưa ra một kiểu
kinh doanh độc đáo: cho thuê trồng cây táo. Người thành phố chỉ
cần chi ra một khoản nhất định thuê một cây táo và đến mùa thu
hoạch sẽ hưởng toàn bộ quả của cây này. Người trồng cây đảm
nhiệm việc trồng, chăm bón, thu hái quả và chuyển tới người thuê.
Do cách này rẻ hơn nhiều so với mua táo ở chợ nên khách rất đông
và hình thức này rất được hoan nghênh.