quan trực tiếp tới nhau. Do đó, thiết kế nhãn mác phải độc đáo và
mang tính lâu dài, không dùng những biểu tượng mơ hồ, chẳng có gì
đặc sắc. Ví dụ, nhãn “Anny” mà một công ty Nhật Bản dùng cho các
sản phẩm vệ sinh phụ nữ đã rất thành công. Công ty đó phân tích
rằng: Khi phụ nữ tới kỳ kinh, họ phải đi mua những loại băng vệ
sinh trong tâm trạng chẳng vui vẻ gì. Vì vậy, công ty đã dùng từ
“Anny”, một từ hẹp để thay thế từ “băng vệ sinh”. Phụ nữ tới cửa
hàng chỉ cần nói mua “Anny” là người nhân viên hiểu và đáp ứng
ngay, tâm lý ngại ngùng của phụ nữ không còn nữa. Bí quyết thành
công của công ty này là hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng nên đã sáng
tạo ra nhãn mác với hình tượng đầy nữ tính, độc đáo hơn mọi lời
quảng cáo khác.
Các chuyên gia cho rằng, một nhãn mác tốt phải được thiết kế
một cách cẩn thận từ các góc độ sau:
1. Chức năng của nhãn mác: Ví dụ, mác đồ uống phải làm sao để
khách nhìn thấy đã có cảm giác khát, muốn uống; mác đồ ăn
phải làm cho khách tiết nước miếng; mác mỹ phẩm phải làm
cho họ theo đuổi làm đẹp; mác máy móc phải thể hiện tính bền
chắc, nhanh nhạy và chính xác.
2. Nhãn mác hình tượng: Có thể lấy hình tượng các loại động thực
vật, hoa cỏ, con người, công trình kiến trúc nổi tiếng như: Gấu,
mèo, hoa hồng, kim tự tháp... để làm nhãn mác và những hình
tượng này phải có quan hệ nội tại với sản phẩm.
3. Mác phụ: Nhằm làm tăng ấn tượng đối với sản phẩm, phải
mang tính linh hoạt cao.
4. Mác chuyên dụng: Lựa chọn một nhãn mác đặc biệt dành riêng
cho một số mặt hàng đặc biệt.