100 ĐIỀU NÊN LÀM NÊN TRÁNH TRONG KINH DOANH - Trang 272

Thế mới biết, chiến thuật “giới hạn số lượng” trong bán hàng

quả là một chiến thuật hay và thu được kết quả rất bất ngờ, bởi
nó đã làm thỏa mãn tâm lý “vật hiếm mới quý” của khách hàng.

THẢ CON SĂN SẮT BẮT CON CÁ

SỘP, VÌ LỢI ÍCH LÂU DÀI

Các doanh nhân thành công cho rằng phương pháp này hoàn

toàn có thể đem lại lợi ích lâu dài, đạt mục đích “thả câu dài để bắt
cá lớn”. Họ khuyến cáo cần phải vì lợi ích lâu dài, đừng vì lợi ích
trước mắt mà mất món lợi lớn về sau.

Các nhà sản xuất luôn mong hàng bán được giá, tiêu thụ tốt thì

tiền sẽ đổ về như nước. Có thể chia mưu lược này thành hai bước và
lợi ích thu được thường lớn hơn nhiều so với bình thường.

Năm 1945, giám đốc của một nhà máy nhỏ tên là Wiliam ở Mỹ

nhận ra yêu cầu phát triển kỹ thuật mới, đã mời một chuyên gia giỏi
về nghiên cứu, chế tạo thành công loại máy photocopy mới và tổ
chức sản xuất hàng loạt. Nhưng ông đã tuân theo nguyên tắc “của
quý mới hiếm” nên mặc dù giá thành một chiếc chỉ có 2.400 USD,
ông vẫn đưa ra giá bán là 29.500 USD/ chiếc. Nhiều người thắc
mắc cho rằng, có lẽ ông ta không muốn bán nên mới đội giá lên
cao? Quả thật, ông không muốn bán, ông tính toán rằng, nhu cầu
máy photo có hạn nhưng nghề photo lại gần như vô hạn. Nếu bán
với giá vừa phải thì trước mắt cũng thu được lợi nhuận thật, nhưng
thực ra là đã chuyển lợi nhuận tiềm ẩn lâu dài sang tay người khác,
như thế sẽ chặt đứt nguồn lợi tương lai của mình. Quả nhiên, do giá
máy quá cao, vượt qua phạm vi cho phép của luật pháp nên chính
phủ không cho bán. Chính vì vậy, dịch vụ thuê máy rất phát triển,
lợi nhuận lớn hơn nhiều so với bán máy; ông lấy lợi nhuận này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.