Ví dụ, năm 1970, khi phong trào làm sạch môi trường mới bắt đầu,
Công ty Nonis tuyên bố, họ sẽ dùng tiền mặt để mua lại các loại vỏ
đồ hộp bằng nhôm của các nhà máy và thông báo lập ra 166 điểm
thu mua trên toàn quốc. Việc bỏ tiền của mình ra để mua đồ phế
thải, gách vác trách nhiệm xã hội, vì nghĩa chứ không vì lợi nhuận đã
được công chúng Mỹ vốn đang khốn khổ vì các loại vỏ đồ hộp
phế thải rất ủng hộ. Người ta coi công ty này như một hiệp sỹ bảo
vệ môi trường trong xã hội văn minh. Thực ra, đây là hoạt động có
mục đích của công ty nhằm tạo dư luận có lợi cho họ, đồng thời sau
khi chiến dịch kết thúc, họ vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động
tuyên truyền. Thành tích làm sạch môi trường của họ để lại ấn
tượng sâu trong công chúng, đồng thời thanh danh của công ty cũng
nổi lên như cồn.
Có một số kế hoạch tuyên truyền hay còn có thể loại trừ được
những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội trong quá khứ, cải thiện hình
tượng nhân vật, nâng cao tiếng tăm cho doanh nghiệp và sản phẩm
của mình. Phải biết nắm lấy cơ hội, cho dù đó chỉ là một việc nhỏ
để không ngừng nâng cao uy tín của mình. Ví dụ, nhà máy sản xuất
thuốc đánh răng Nhạc Dương - Hồ Nam nhận được một bức thư
viết rằng, trong khi dùng sản phẩm của nhà máy, họ đã bóp ra cả
một con sâu còn sống. Phía nhà máy cho rằng, không thể có
chuyện đó, cho dù khi sản xuất có lẫn con sâu thì hộp thuốc được
hàn kín, sâu không thể sống được. Nhà máy quyết định làm cho ra
lẽ, liền cử một đoàn công tác đến tận nơi xem xét thực hư ra sao,
sau khi đến nơi được biết, hóa ra vị khách hàng nọ sau khi dùng
thuốc đánh răng, sơ ý không đậy nắp lại rồi để cạnh rổ rau, con
sâu ở rau ngửi thấy mùi lạ đã chui vào. Dù thực tế là như vậy, nhà
máy vẫn đổi hộp thuốc đánh răng khác cho khách hàng và cảm ơn
sự quan tâm của khách đến sản phẩm của họ. Chỉ một chuyện tưởng
nhỏ như vậy, nhưng bằng cách xử lý kịp thời, nhà máy đã giành được
tiếng thơm cho sản phẩm của mình.