Quảng cáo bóng đèn điện của một công ty ở Mỹ thực sự là một kiệt
tác đầy tính khoa trương.
Trong phòng ngủ, người vợ đang chuẩn bị đi ngủ nói với chồng
đang đọc báo: “Tắt đèn đi anh”. Anh chồng với tay ấn công tắc
nhưng chiếc đèn bàn vẫn sáng như cũ; anh chồng bèn rút phích
cắm ra khỏi ổ, bóng đèn vẫn cứ sáng. Anh ta tháo hẳn bóng đèn ra,
nhưng nó vẫn cứ sáng. Anh chồng bực mình nhét bóng đèn vào
chiếc hòm gỗ, vậy mà bóng đèn vẫn sáng.
Cô vợ thì cứ giục còn anh chồng “bất tài” đành chịu, hai tay
cầm bóng đèn, người ngây ra. Đúng lúc ấy, một giọng nói vang lên:
“Bóng đèn của công ty chúng tôi có tuổi thọ hơn các loại khác vài
trăm giờ”. Loại quảng cáo này xem ra như một màn kịch hoang
đường nhưng để lại ấn tượng rất sâu sắc cho người xem mà những
hình thức nghệ thuật khác không thể làm được.
Ở
Mỹ, có một nhà hàng luôn rất vắng khách, làm ăn xuống
dốc. Một lần, ông chủ chợt nảy ra một ý, vào mùa du lịch ông ta
cho treo một tấm biển trước cửa, ghi mấy chữ rất to: “Cửa hàng ăn
kém nhất toàn quốc”. Tấm biển làm khách hàng không ghét nhà
hàng nữa mà còn kéo tới rất đông để ăn cơm và xem mức độ kém
nhất ra sao. Nhưng khi ăn, họ mới biết thức ăn ở đây từ màu sắc,
hương vị đến khẩu vị đều thuộc số một, tiếng lành đồn xa, cửa
hàng đã phát đạt trông thấy.
Sở dĩ ông chủ dám treo tấm biển đó chẳng qua muốn để khách
chú ý tới nhà hàng của mình. Hành động này thật đáng kinh ngạc,
nhưng nếu chỉ dựa vào đó cũng chưa đủ mà chất lượng của nó cũng
phải cao, một khi tiếng thơm đã lan xa thì có thể gỡ bỏ tấm biển kia
đi.