5. Tài năng quản lý nhân sự: Bao gồm tài năng lãnh đạo, kỹ xảo
giao tiếp như biết lắng nghe, giúp mọi người hóa giải tranh
chấp, khống chế được bầu không khí làm việc, có tinh thần
hợp tác và phê bình mang tính xây dựng, biết chiêu nạp người
tài, có chế độ phúc lợi và đào tạo nhân viên của mình.
6. Tài năng thị trường và mở rộng: Bao gồm điều tra và đánh giá
thị trường, thiết lập phương châm tiêu thụ, khống chế vị trí thị
trường, mở rộng tuyên truyền kế hoạch, các tri thức về vận tải
hàng không và các dịch vụ…
7. Tài năng về pháp luật và chế độ thuế: Bao gồm các luật lệ
thương mại với các hình thức khác nhau như hợp đồng pháp
lệnh, các chế độ quản lý nhà nước về ngành nghề đặc biệt, bản
quyền, thương hiệu và các sắc thuế khác nhau.
Bảy tài năng trên là rường cột đối với một doanh nghiệp tương
đối quy mô. Mỗi loại tài năng đại diện cho một tác dụng khác nhau,
nhưng nhất thiết phải có người chủ quản, các trợ lý, người quản lý
rồi tới công nhân viên để hình thành một bộ phận độc lập. Mỗi bộ
phận này lại phải phát huy năng lực thương mại của mình, hợp tác
cùng các bộ phận khác mới thành một hệ thống để vận hành bộ máy
ngày càng phát triển. Là đầu não của một doanh nghiệp cần phải
biết tới mọi mặt, thường xuyên theo dõi các hoạt động của các bộ
phận và biểu dương kịp thời những vấn đề nổi bật; ngoài ra còn
phải ủy thác cho các nhân viên kiểm toán để họ kiểm tra thường
xuyên, phát hiện lệch lạc, kịp thời sửa chữa; các doanh nghiệp quy
mô còn có bộ phận kiểm tra nội bộ để giám sát công việc.
Với người mới vào nghề, cần phải tìm hiểu những nhu cầu của
bảy tài năng cần có trên, tiến hành phân tích xem cái nào quan
trọng để tập trung vào những điều quan trọng nhất. Đồng thời
cần phân tích nguồn nhân lực, tài chính của mình, xem phù hợp