100 ĐIỀU NÊN LÀM NÊN TRÁNH TRONG KINH DOANH - Trang 37

Tài ứng biến chia làm hai loại, chủ động và bị động, tùy từng

trường hợp mà áp dụng để tránh tổn thất, tìm cơ hội mới.

Một nhà tâm lý học đã làm cuộc thử nghiệm. Ông sắp xếp cho

một cô gái ra đứng ở một nơi đông người qua lại, nói với mọi người
rằng cô bị thương ở chân, nhờ họ tới hiệu thuốc mua giúp một
cuốn băng nhãn hiệu X để băng bó, nhưng trước đó ông cũng đã nói
với ông chủ hiệu thuốc gần đó rằng, nếu ai hỏi mua loại băng đó
thì cứ nói là loại băng đó đã bán hết rồi. Kết quả là trong 25 người
đến hỏi mua giúp cô gái khi được trả lời là hết loại băng ấy thì
chẳng có ai hỏi người bán hàng xem có loại nào khác để thay thế
không. Thật bất hạnh thay khi người ta cho rằng khi đã có một
cách giải quyết rồi thì họ lại không nghĩ tới một cách nào khác nữa.

Trên thực tế, với bất kỳ sự việc nào, không bao giờ chỉ có một

đáp án duy nhất.

Thời chiến tranh, do lương thực thiếu thốn, thức ăn cho ngỗng

thiếu trầm trọng. Bình thường một con ngỗng dùng thức ăn này
sau 4 tháng trọng lượng đạt 5 - 6 cân, nhưng do không có thức ăn,
ngỗng phải ăn cỏ nên rất gầy, không đạt trọng lượng như mong
muốn. Trước tình hình đó, Vương Vĩnh Khánh đã phát hiện ra loại
thức ăn mới, đó là một loại rau có tác dụng như loại thức ăn chuyên
dùng cho ngỗng. Do vậy, ông ta đã mua những con ngỗng gầy gò kia
về và vỗ béo bằng loại rau đó, tất cả các con ngỗng đều béo lên
trông thấy. Ông Khánh là người đầu tiên phát hiện ra cách này,
trong khi mọi người không biết làm thế nào.

Do có kiến thức và tài ứng biến, ông đã biến ngỗng gầy thành

ngỗng béo và chỉ vài chục năm sau, ông đã trở thành một tỉ phú tầm
cỡ thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.