2. Khi đặt hàng qua điện thoại dễ xảy ra hiện tượng chủng loại và số
lượng hàng mang tới khác với lúc đặt hàng.
3. Khi đặt hàng từng lô, thường xuất hiện sự sai lệch về nhãn mác,
khối lượng và trọng lượng, thậm chí giá cả giữa hàng thực tế và
yêu cầu khi đặt mua.
4. Không kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra qua loa dễ làm tổn thất hàng
hóa.
5. Những lúc bận, hàng nhập về không có thời gian kiểm tra cẩn
thận cũng là nguyên nhân gây thất thiệt hàng hóa.
6. Do không kiểm tra số và chất lượng hàng đã nhập kho ngay, tới
khi phải xuất hàng lại xuất trực tiếp ngay ở kho để bán cũng dễ
gây hư hao thiếu hụt hàng hóa. Nguyên nhân có thể là do hàng
khi nhập đã bị chủ hàng lưu kho quá lâu, lại thiếu kiểm tra.
7. Sổ sách ghi chép hàng nhập sai sót. Có thể khi kiểm tra hàng
không sai sót, nhưng khi vào sổ lại sai sót cũng gây tổn thất.
8. Điều kiện kho bãi không tốt cũng dễ gây tổn thất hàng hóa.
Một số kho bãi do quản lý không tốt, nhiệt độ không đảm bảo
yêu cầu, nhất là ánh sáng không đảm bảo, có sự ăn mòn của
mối mọt, phòng hỏa kém, bao bì rách nát... cũng dễ làm hàng
hóa mất mát, hư hỏng. Ngoài ra, cách xếp hàng không đúng
khiến cho các lớp hàng ở dưới bị đè nặng quá sinh hỏng, làm
hàng mất giá trị; hệ thống vận chuyển trong kho không tốt
cũng dễ làm cho hàng đổ, vỡ... gây thiệt hại.