Những thương nhân có đầu óc thực dụng chỉ quan tâm tới việc
bán hàng đi, thu lợi nhuận về mà không hề quan tâm tới người
khác. Giống như người bán hàng rong trên phố, miệng luôn rao:
“Mua đi, mau mau kẻo hết” mà chẳng cần biết hàng có tác dụng gì
không. Buôn bán như vậy vô tình đã làm hạ thấp giá trị của hàng
hóa.
Quản lý học hiện đại cho rằng, nguyên tắc cao nhất của buôn
bán là “Khách hàng là Thượng đế”, tuyệt đối không được làm ăn
theo kiểu “giết gà lấy trứng”. Người không biết buôn bán thường
mắc sai lầm là không đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem
xét hàng đó có tác dụng gì, giống như chủ cửa hàng thời trang, bán
hàng với thái độ không cho khách chọn, hỏi, thử, chỉ khi nào khách
đưa tiền mới đưa hàng thì chắc sẽ sập tiệm mà thôi.
TIỀN TRAO CHÁO MÚC
Đây là nguyên tắc lâu đời trong kinh doanh mà bất kỳ lúc nào
cũng cần tuân theo. Nhưng trong quá trình kinh doanh, có người để
hoàn thành chỉ tiêu được giao đã tranh giành khách và thường phải
trả giá. Ví dụ, một nhân viên marketing về bảo hiểm nhân thọ đã
dám bỏ tiền ra để trả dù chưa đến hạn để lấy lòng khách hàng và
tin rằng mình bỏ ra trước, khách nhất định sẽ phải trả. Nhưng thực
tế không như vậy, khách hàng là người rất dễ quên. Vì vậy, nguyên
tắc cơ bản trong thương trường là phải giao dịch công bằng, cũng
có nghĩa là thuận mua vừa bán, tiền trao cháo múc. Về điểm này,
người mới vào nghề thường gặp khó khăn và đó là điểm cần lưu ý.