học viện đào tạo bồi dưỡng con em quý tộc. Ông đã nhồi nhét vào đầu các
học viên tư tưởng "trung quân quên thân, nước mất thì nhà tan".
Năm 1912, sau khi thiên hoàng Mutsuhito băng hà, Nogi Maresake và vợ
đã tuẫn tiết với thiên hoàng và họ đã trở thành nhân vật điển hình cho tinh
thần võ sĩ đạo của Nhật Bản.
Nogi Maresake cả đời xông pha trận mạc, một lòng một dạ vì chủ nghĩa
quân phiệt, cuối cùng đã mổ bụng mình để tuẫn tiết với vua. Giai cấp thống
trị Nhật Bản không chỉ tôn ông là "thần quân" mà còn tin rằng cuộc đời
Nogi Maresake là "biểu tượng của vận mệnh quân đội Nhật Bản" và là "tấm
gương" về tấm lòng trung hiếu với vua, đồng thời xây sửa ngôi nhà nơi ông
ở khi còn tại thế thành ngôi đền Nogi, hàng năm định ngày tế lễ. Nơi đây
được xem như là nơi truyền giáo tinh thần võ sĩ đạo cho quân dân.
Tác phẩm mà Nogi Maresake để lại là "Nhật ký Nogi Maresake".
Chương 29: Alfred Thayer Mahan
Mahan (1840 - 1914) sĩ quan hải quân Mĩ, nhà lý luận quân sự, người đặt
nền móng cho lý luận quyền khống chế trên biển cận đại, là người sáng lập
ra thuyết quyền khống chế trên biển. Tổng thống Mỹ Roosevelt gọi ông là
"một trong những nhân vật vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất trong lịch sử
nước Mỹ". Vĩ nhân thế giới cùng thời với ông có: Bismarck, họa sĩ trường
phái ấn tượng người Pháp Laude Monet, người đi tiên phong nghiên cứu vô
tuyến điện báo của Italia là Guglielmo Marconi.
Mahan sinh ra trong một gia đình giáo sư của trường Sỹ quan lục quân
Mỹ, tổ tiên ông là người Ireland, đầu thế kỷ XIX, gia tộc ông đã di cư sang
Mỹ. Năm 1800 khi ông nội và bà nội của ông vừa làm lễ kết hôn xong thì