Mahan cho rằng quyền khống chế biển là nhân tố quyết định của sự phát
triển lịch sử, ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của hải dương và ý
nghĩa của việc khống chế hải dương. Ông cho rằng các nước chủ yếu dựa
vào thương mại thì phải có lực lượng trên biển vượt trội, chiếm đoạt đất đai,
chiếm cứ các cứ điểm chiến lược, khống chế hải dương để bảo vệ lợi ích
chiến lược quốc gia, ông cũng chỉ ra vòng tròn khép kín quan trọng của chủ
quyền biển là: Sản phẩm nội địa -> vận chuyển đường biển -> vùng đất
chiếm đóng.
Trong lý luận quân sự của ông thì mục tiêu của chiến lược hải quân là
quốc gia có được quyền khống chế biển trong cả thời bình và thời chiến.
Mahan cho rằng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tác chiến trên biển là
nắm được quyền khống chế biển, muốn nắm được quyền này thì phải dựa
vào lực lượng hải quân hùng mạnh. Ông chủ trương nước Mỹ cần phải xóa
bỏ sự trói buộc về tư tưởng phòng ngự gần bờ truyền thống, phải xây dựng
một lực lượng hải quân hùng mạnh có sức tấn công cao, trước tiên phải
khống chế biển Caribbean và dải đất Trung Mỹ, từ đó mở rộng ra Thái Bình
Dương, trên biển Đại Tây Dương thì liên minh với cường quốc hải quân là
nước Anh để điều tiết tình thế châu Âu.
Mahan cho rằng, yếu tố cơ bản của chiến lược hải quân là: Tập trung vị
trí trung ương, nội tuyến và tuyến giao thông trên biển. Trong "Thuyết chủ
quyền biển" của mình. Ông đã phân tích và trình bày nguyên tắc tập trung
là cơ sở của chiến lược hải quân, công thức của uy lực là sức mạnh cộng
với vị trí (tức là vị trí trung ương có thể cơ động về phương hướng chiến
lược chủ yếu bất cứ lúc nào) để tiện cho hạm đội thực thi cơ động nội
tuyến; tuyến giao thông trên biển giữ vai trò "thống trị" trong chiến tranh,
nó bao trùm lên tất cả các yếu tố khác.
Mahan nhấn mạnh sự tồn tại của hải quân là để tiến công và phòng ngự
chỉ là sự chuẩn bị của tiến công. Cho dù toàn bộ ở vào trạng thái phòng ngự
thì hải quân vẫn phải tích cực xuất kích, thông qua giao chiến trên biển để
làm thay đổi thế cục theo một mục đích nhất định.