100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 131

Tháng 12 năm đó, quân Nhật lại tập trung rất nhiều binh lực tiến hành

cuộc phản công vào trận địa sư đoàn 132 thuộc quân đoàn 33 đóng tại
Trường Thọ, hai bên giao chiến ác liệt suốt 7 ngày 7 đêm, trận địa sư 132
nhiều lần bị chọc thủng. Trương Tự Trung quyết định đánh thẳng vào trung
tâm chỉ huy kị binh để tiêu diệt kẻ địch. Ông điều trung đoàn 359 thuộc sư
đoàn 132 phối hợp với tiểu đoàn mìn ngay trong đêm đi đường vòng, đánh
tập kích vào bộ tổng chỉ huy của quân Nhật đặt tại huyện Chung Tường.
Đoàn kị binh này đã đi 30 dặm trong đêm hôm đó, chỉ một trận đã quét sạch
bộ tổng chỉ huy quân Nhật.

Quân Nhật đang tấn công trực diện, nghe được tin này thì vô cùng hoang

mang, sợ hãi. Trương Tự Trung tận dụng lợi thế này phát lệnh tổng phản
công, đánh cho quân Nhật hoảng loạn, chạy dài, giành được đại thắng.
Chiến thắng này có tên là "Tương Đông Đại Tiệp".

Tưởng Giới Thạch đã gọi điện chúc mừng và khen ngợi quân đội do

Trương Tự Trung chỉ huy là "Quân tối ưu" và khu phòng thủ là "Chiến
trường mẫu". Mọi người gọi Trương Tự Trung là "Quan Công sống".

Tháng 5 năm 1940, quân Nhật lại tập trung 30 vạn quân tiến đánh khu

vực huyện Tùy và Táo Dương Bắc Ngạc. Lúc đó, quân đoàn 33 chỉ có 2
trung đoàn thuộc sư đoàn 74 đóng tại bờ Tây sông Tương. Trương Tự
Trung bấy giờ là Trung tướng tổng tư lệnh quân đoàn nên đúng ra ông
không cần thiết phải đích thân dẫn quân xuất kích tác chiến, nhưng ông lại
bấp chấp lời khuyên của quan binh, kiên quyết để phó tổng tư lệnh Phùng
Trị An ở lại cố thủ bờ Tây sông Tương, còn bản thân thì vào ngày 7 tháng 5
đã đích thân chỉ huy, dẫn theo 2 trung đoàn và 1 tiểu đoàn đặc nhiệm trực
thuộc bộ tổng tư lệnh vượt sông tác chiến. Quân của ông thẳng đường hăng
hái tiến công, nhưng quân Nhật đã dùng lợi thế binh lực áp đảo tiến hành
bao vây giáp công quân của Trương Tự Trung. Sau 9 ngày đêm chiến đấu
quyết liệt với quân Nhật, quân của ông đã rơi vào vòng vây của quân Nhật.
Ngày 16 tháng 5, quân của ông rút về Nam Cô Điếm Nghi Thành, quân
Nhật đã dùng phi cơ và đại bác tiến hành oanh kích và biến Nam Cô Điếm
thành một biển lửa. Trương Tự Trung kiên trì chỉ huy chiến đấu trong làn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.