100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 129

Chương 37: Trương Tự Trung (Zhang
Zizhong)

Trương Tự Trung (1891 - 1940) tự là Tân Thầm, người thôn Đường

Nguyên, thành phố Lâm Thanh, tỉnh Sơn Đông, là tướng lĩnh kháng Nhật
cứu nước nổi tiếng. Vĩ nhân cùng thời với ông có: Thủ tướng Ấn Độ Nehru,
tổng thống Mỹ Eisenhower, nhà kinh tế học Anh Keynes.

Năm 1930, Trương Tự Trung được Tưởng Giới Thạch bổ nhiệm làm sư

trưởng sư đoàn 38 quân đoàn 29 kiêm tư lệnh cảnh bị Trương Gia Khẩu.
Tháng 3 năm 1933 sau khi xâm chiếm sông Nhiệt Hà, quân Nhật tiếp tục
tiến đến xâm phạm các cứ điểm ở Trường Thành. Với tư cách là tổng chỉ
huy tiền tuyến, Trương Tự Trung đã dẫn quân đoàn 29 giao chiến với quân
Nhật dọc theo tuyến từ Hỉ Phong Khẩu đến thung lũng La Văn, hơn 40
ngày giao chiến liên tiếp và đã giành được thắng lợi, từ đó tạo nên uy phong
cho quân đội Trung Quốc, đồng thời cổ vũ quyết tâm kháng Nhật của quân
dân toàn quốc. Sau "biến cố Hoa Bắc" năm 1935, Trương Tự Trung nhậm
chức chủ tịch tỉnh Sát Cáp Nhĩ, năm 1936, kiêm thị trưởng thành phố Thiên
Tân.

Tháng 11 năm 1937, ông trở về đơn vị cũ, lúc này đơn vị cũ đã đổi thành

quân đoàn 59, ông nhậm chức quân đoàn trưởng. Vào ngày trở lại đơn vị
cũ, ông đã khóc và tuyên thệ trước toàn quân: "Hôm nay trở lại đơn vị,
ngoài việc cùng nhau giết giặc báo quốc, tôi còn cùng mọi người tìm nơi tử
địa".

Đầu năm 1938, sư đoàn quân Nhật với biệt danh là "quân thép" đã đổ bộ

lên bán đảo Sơn Đông rồi tiến về phía Tây, thẳng đến thành Lâm Nghi
thuộc căn cứ quân sự Lô Nam. Quân Nhật đã dùng binh lực áp đảo để bao
vây, công chiếm thành mà 5 trung đoàn của quân đoàn 40 do Bàng Bính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.