Dương Tịnh Vũ (1905 - 1940) người Xác Sơn - Hồ Nam, nguyên tên là
Mã Thượng Đức, tự Ký Sinh, còn có tên là Trương Quán (Quân) Nhất, là
người sáng lập và lãnh đạo liên quân kháng Nhật ở Đông Bắc. Vĩ nhân thế
giới cùng thời với ông có: Nhà lãnh đạo cách mạng tháng Mười Nga Lênin,
nhà kinh tế học Đức Các Mác.
Trong thời kỳ còn đi học, Dương Tịnh Vũ đã từng tham gia vào phong
trào học sinh yêu nước, tổ chức phong trào nông dân, lãnh đạo cuộc bạo
động nông dân Xác Sơn và phát động cuộc khởi nghĩa nông dân Xác Sơn.
Mùa thu năm 1928, ông chuyển đến Khai Phong và Lạc Dương để tham gia
công tác cách mạng bí mật, năm 1929, ông chuyển đến Đông Bắc tổ chức
lãnh đạo phong trào công nhân.
Tại Hồ Nam và Đông Bắc, ông đã từng bị địch bắt tới 5 lần, phải chịu rất
nhiều tra tấn cực hình nhưng ông vẫn không bị khuất phục, vẫn đứng vững
trước kẻ địch. Bất chấp mọi cực hình tra tấn dã man, ông luôn kiên định lập
trường, không hề dao động, vì vậy mà đã giữ được bí mật của Đảng và của
quân cách mạng. Sau biến cố "18-9", ông được bổ nhiệm là Bí thư Đảng
đoàn Ủy ban chống Nhật Mãn Châu, Bí thư Đảng ủy ngoại ô thành phố Cáp
Nhĩ Tân, Bí thư Thành ủy Cáp Nhĩ Tân, quyền Bí thư Quân ủy tỉnh Mãn
Châu.
Năm 1932, khi được cử đến Nam Mãn, ông đã dựa vào kinh nghiệm của
Hồng quân công nông Trung Quốc để chỉnh đốn đội quân du kích, xây dựng
chế độ công tác chính trị, sáng lập ra đội quân du kích Nam Mãn. Ông dẫn
đội du kích Nam Mãn di chuyển đến khu vực Bàn Thạch - Cát Lâm, nhiều
lần đập tan kế hoạch "thảo phạt" của quân Nhật, đội quân du kích không
ngừng lớn mạnh và đã hình thành căn cứ địa du kích với trung tâm là Bàn
Thạch - Hồng Thạch - Lạp Tử.
Để đập tan kế hoạch “thảo phạt" của quân Nhật, năm 1933 ông dẫn quân
của mình theo hướng Nam, vượt qua sông Hỗ Giang và giành được thắng
lợi trong các trận đánh: Ba lần tập kích Nguyên Phố, dùng mẹo đoạt Lương