quân kháng Nhật đã uy chấn toàn Đông Bắc và có đủ sự mạnh để phối hợp
chỉ đạo kháng Nhật toàn quốc.
Sau khi bị tấn công liên tiếp, quân Nhật đã điên cuồng phát động chiến
dịch thảo phạt liên quân kháng Nhật đồng thời dùng các thủ đoạn phong tỏa
kinh tế, dụ hàng và treo thưởng cho ai bắt được tướng quân Dương Tịnh
Vũ. Mặc dù điều kiện hết sức khó khăn nhưng Dương Tịnh Vũ vẫn giữ
được khí tiết cao đẹp "đầu có thể rơi, máu có thể đổ, nhưng ý chí trung kiên
thì quyết không lay động", tiếp tục kiên trì chiến đấu và chỉ huy quân đội
của mình liên tiếp giành được thắng lợi trong các trận chiến như: Đột phá
vòng vây Xá Câu, đánh chiếm Mộc Cơ Hạ và Đại Bồ Sài Hà, và đã đánh
tan cuộc "thảo phạt" thu - đông năm 1938 của quân Nhật. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI khóa VI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gửi điện
đến tập đoàn liên quân kháng Nhật Đông Bắc để biểu dương Dương Tịnh
Vũ là "tấm gương phấn đấu không quản ngại khó khăn, gian khổ, 7 năm
chiến đấu với kẻ địch trong mịt mùng băng tuyết".
Thu đông năm 1939, trong khi chỉ huy quân đội tiến hành tác chiến
chống "thảo phạt" tại khu vực Đông Nam Mãn, ông đã cùng với Ngụy
Chưởng Dân vận dụng chiến thuật, chiến lược phân tán du kích, chia tốp
nhỏ lẻ, còn bản thân ông dẫn cảnh vệ di động chiến đấu suốt 5 ngày đêm
dọc dải đất Mông Giang. Vào ngày 23 tháng 2 năm 1940, ông đã hi sinh tại
Tam Đạo Uy Tử - Mông Giang - Cát Lâm. Sau khi thi thể ông bị quân Nhật
cắt đầu, mổ bụng, trong dạ dày của ông toàn là cỏ khô, vỏ cây và sợi bông,
điều này khiến cho quân Nhật hết sức kinh sợ. Tinh thần cách mạng của ông
đã khiến cho quân Nhật phải nể sợ.
Sau này, để tưởng nhớ ông, vào năm 1946 chi đội Thông Hóa thuộc liên
quân dân chủ Đông Bắc đã đổi tên thành chi đội Dương Tịnh Vũ, huyện
Mông Giang đổi tên thành huyện Tịnh Vũ.
Với kinh nghiệm trường kỳ chiến tranh du kích kháng Nhật tại Đông
Bắc, ông đã đúc kết ra được chiến thuật và nguyên tắc chiến tranh du kích,
ông có đóng góp vô cùng lớn trong việc phát triển liên quân kháng Nhật ở